Cách xây nhà tiết kiệm chi phí cho gia chủ

Cách xây nhà tiết kiệm chi phí cho gia chủ

Ông cha ta ngàn xưa đã có câu “An cư lập nghiệp”. Chúng ta có thể làm nhà to hay nhà nhỏ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mình. Hiện nay, còn rất nhiều gia đình có hoàn cảnh không ít khó khăn về kinh tế. Chính vì vậy, để xây dựng ngôi nhà phù hợp với điều kiện hoàn cảnh là rất quan trọng. Hãy cùng Tấm lợp Olympic tìm hiểu về “Cách xây nhà tiết kiệm chi phí cho gia chủ” nhé!

Danh mục nội dung

1. Xây nhà tiết kiệm chi phí có cần thiết không?

2. Những giải pháp xây nhà giúp tiết kiệm chi phí xây dựng

   2.1. Tìm hiểu thêm kiến thức cơ bản về xây dựng

   2.2. Lên kế hoạch xây nhà tiết kiệm

   2.3. Giai đoạn chuẩn bị

   2.4. Chọn phong cách đơn giản

   2.5. Chọn mua mảnh đất

   2.6. Dựa theo nhu cầu, vị trí mà thiết kế với kích thước tiêu chuẩn, chi tiết rõ ràng

   2.7. Chọn mua nguyên vật liệu

   2.8. Thời điểm thi công

   2.9. Xin giấy phép xây dựng và những vấn đề pháp lý khác

   2.10. Lựa chọn nhà thầu uy tín

3. Một số mẫu nhà tiết kiệm chi phí

1. Xây nhà tiết kiệm chi phí có cần thiết không?

Xây nhà tiết kiệm nhằm mục đích chính là giảm bớt được kinh phí. Bởi kinh phí xây dựng nhà ở đối với mỗi gia đình rất quan trọng. Đặc biệt là đối với những gia đình còn nhiều khó khăn về kinh tế hay những cặp vợ chồng trẻ,... Từ đó, giúp các gia đình đỡ khó khăn hay còn có thể làm được nhiều hạng mục khác phục vụ cho cuộc sống được ổn định và tốt đẹp hơn.

Xây nhà tiết kiệm chi phí có cần thiết không?

Xây nhà tiết kiệm chi phí có cần thiết không?

2. Những giải pháp xây nhà giúp tiết kiệm chi phí xây dựng

Để tiết kiệm chi phí xây dựng Mỹ Việt xin đưa ra một vài giải pháp thường gặp sau:

2.1. Tìm hiểu thêm kiến thức cơ bản về xây dựng

Trước khi làm bất kỳ việc gì, đều nên trang bị cho bản thân kiến thức cơ bản về ngành. Bạn có thể học hỏi từ sách báo, internet hoặc những người hiểu biết về xây dựng. Việc này sẽ giúp các gia đình chủ động phân chia và tính toán các khoản từ đó sẽ có thể lựa chọn phương án xây dựng phù hợp để tiết kiệm chi phí xây nhà. Hơn nữa, tìm hiểu về xây dựng và các chi phí liên quan giúp các cặp vợ chồng có thể tự giám sát công trình thay vì phải thuê người, vừa tiết kiệm chi phí, vừa trực tiếp quản lý tiến độ công trình xây dựng của gia đình mình.

2.2 Lên kế hoạch xây nhà tiết kiệm

Trong cuộc sống, làm bất kỳ một việc gì cũng cần phải lên kế hoạch trước. Đặc biệt việc xây dựng nhà ở là một việc lớn của mỗi gia đình. Lên kế hoạch trước khi xây nhà sẽ giúp bạn chủ động, tính toán được kinh phí một cách cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.

Lên kế hoạch trước khi xây dựng

Lên kế hoạch trước khi xây dựng

2.3 Giai đoạn chuẩn bị

Xây dựng nhà ở cần nhiều sự chuẩn bị từ khâu lên ý tưởng, chọn lựa vị trí đến việc tìm một đơn vị thi công uy tín và an toàn để đảm bảo tiến trình xây dựng của ngôi nhà. Khâu này sẽ giúp giai đoạn thi công tiết kiệm thời gian hơn, đặc biệt là sẽ giúp tiết kiệm chi phí thi công.                               

2.4 Chọn phong cách đơn giản

Bạn có thể lựa chọn một ngôi nhà mang phong cách cổ điển hay hiện đại, phương Đông hay phương Tây đều được. Với những gia đình có điều kiện tài chính eo hẹp muốn xây dựng nhà thì không nên quyết định chỉ phụ thuộc vào sở thích mà cần tính toán được khả năng tài chính của gia đình để lựa chọn phong cách phù hợp.

Những căn nhà kiểu cổ điển, thiết kế cầu kỳ thường có chi phí cao hơn nhiều so với ngôi nhà mang phong cách hiện đại, đơn giản. Do đó, nếu có tài chính ở tầm trung hoặc cao, gia chủ nên chọn những mẫu nhà hiện đại với thiết kế tối giản để tiết kiệm chi phí.

Lựa chọn mẫu nhà đơn giản

Lựa chọn mẫu nhà đơn giản

2.5 Chọn mua mảnh đất

Chọn mua đất cũng là một việc rất quan trọng. Mảnh đất bằng phẳng, giao thông thuận tiện và gần các tiện nghi công cộng như trường học, chợ, siêu thị,… sẽ là địa thế thuận lợi giúp bạn giảm bớt rất nhiều chi phí trong quá trình xây dựng cũng như cuộc sống sau này.

Không nên mua đất ở những nơi đá gồ ghề, nhiều nước, đầm lầy bùn đất vì bạn sẽ mất công thuê người dọn dẹp, lấp đất, đập đá sẽ vừa tốn thời gian, vừa tăng thêm chi phí.

Hay có thể tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn để lựa chọn được miếng đất tốt. Nếu chẳng may, bạn mua phải mảnh đất ở khu vực có tầng địa chất yếu. Khi đó sẽ phải bỏ ra một khoản kinh phí không nhỏ cho việc gia cố móng như: ép cọc, khoan cọc nhồi, đóng cừ tràm. Ngược lại, đối với những nơi có tầng địa chất tốt, việc gia cố móng sẽ đơn giản hơn. Có thể tiết kiệm được 20 – 30% chi phí xây dựng.

2.6 Dựa theo nhu cầu, vị trí mà thiết kế với kích thước tiêu chuẩn, chi tiết rõ ràng

Những người có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ giúp bạn tìm ra phương án tối ưu nhất, phù hợp với điều kiện của gia đình. Họ sẽ giúp bạn lựa chọn: phong cách kiến trúc, bố trí công năng, màu sắc, vật liệu,… sao cho hợp lý và tiết kiệm chi phí xây nhà nhất. Lựa chọn người có phong cách thiết kế phù hợp với sở thích và yêu cầu của mình. Có thời gian bạn nên đi xem thực tế những công trình mà họ đã thực hiện để có đánh giá chính xác về trình độ của kiến trúc sư.

Sau khi chọn được kiến trúc sư, phải dành thời gian để bàn bạc ý tưởng, nhu cầu và kế hoạch xây nhà của mình. Hai bên cần trao đổi rõ ràng để đi đến thống nhất ngay từ đầu. Tránh việc làm lại nhiều lần, mất thời gian cả hai bên hoặc phát sinh nhiều chi phí không cần thiết.

Mọi thỏa thuận giữa gia chủ và đơn vị thiết kế cần được ghi rõ ràng, chi tiết trong hợp đồng để vừa đảm bảo quyền lợi, vừa tránh xảy ra tranh chấp cho cả hai bên.

Xem thêm: Cách tính chi phí lợp mái cho gia chủ

2.7 Chọn mua nguyên vật liệu

Trên thị trường vật liệu xây dựng vô cùng đa dạng từ mẫu mã, chất lượng đến giá cả. Vì thế, bạn cần dành thời gian tìm hiểu và tham khảo sản phẩm kèm bảng giá niêm yết của nhiều đại lý để có sự so sánh. Bằng cách này, bạn sẽ có lựa chọn phù hợp cho ngôi nhà của mình, đồng thời tiết kiệm chi phí xây nhà.

Nếu có những cửa hàng gần nhà bạn nên lựa chọn bởi đó là một cách để giảm bớt chi phí và thời gian vận chuyển. Bạn cũng nên lấy vừa đủ số lượng cần thiết cho từng hạng mục hoặc có chỗ tập kết nguyên vật liệu để dễ dàng quản lý và bảo vệ.

Đối với phần khung bê tông cốt thép, không nên quá tiết kiệm mà chọn vật liệu kém chất lượng. Bởi đây là phần quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của công trình.

2.8 Thời điểm thi công

Một trong những bước không thể không chú ý khi xây nhà. Thi công càng nhanh, một số chi phí như: điện, nước, ăn ở, đi lại, thất thoát vật liệu, trượt giá,… càng được giảm bớt. Đặc biệt, nếu bạn vay tiền ngân hàng để làm nhà, việc tiết kiệm thời gian lại càng quan trọng.

Nên xây nhà vào mùa khô. Thời tiết nắng ráo sẽ đảm bảo việc thi công được duy trì thuận lợi, không bị gián đoạn. Tránh trường hợp bị tác động bởi mưa, bão ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng công trình. Và ngược lại, nếu xây nhà vào mùa mưa sẽ gặp rất nhiều khó khăn như: nguyên vật liệu bị trôi, xi măng, bê tông lâu khô, kết cấu chịu lực không đảm bảo, điều kiện thi công khó khăn,… Tuy nhiên, thời điểm này, giá vật liệu xây dựng sẽ giảm đi nhiều so với mùa khô.

2.9 Xin giấy phép xây dựng và những vấn đề pháp lý khác

Đây là một việc bắt buộc mà trước khi xây nhà ai cũng phải làm. Bởi có giấy phép xây dựng thì bạn mới được phép thi công xây dựng. Còn nếu không có mà bạn vẫn xây khi kiểm tra họ sẽ bắt dỡ đi và bị xử phạt dẫn đến tốn kém chi phí và phải làm lại từ đầu.

Chuẩn bị những vấn đề pháp lý

Chuẩn bị những vấn đề pháp lý

2.10 Lựa chọn nhà thầu uy tín

Cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn nhà thầu xây dựng để đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình và phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Hãy lựa chọn nhà thầu nhiều kinh nghiệm có thể đưa ra các phương án tối ưu giúp bạn có một ngôi nhà ưng ý mà tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, bạn vẫn cần nắm rõ tiến độ thi công để trao đổi với nhà thầu ý kiến, quan điểm của mình đối với công trình. Thực tế, các nhà thầu thường nhận nhiều công trình cùng lúc. Do đó, họ chỉ tập trung đầy đủ đội ngũ thi công trong thời gian đầu. Sau đó phân chia nhân công thành nhiều nhóm. Việc này dễ xảy ra tình trạng thiếu nhân lực, làm giảm tiến độ xây dựng của công trình. Vì vậy, ngay từ đầu, gia chủ và nhà thầu cần có những cam kết rõ ràng để đảm bảo nhân lực hoàn thành công trình đúng tiến độ.

3. Một số mẫu nhà tiết kiệm chi phí

Hãy cùng chiêm ngưỡng một số mẫu nhà đẹp, tiết kiệm chi phí dưới đây để có thêm nhiều ý tưởng mới cho ngôi nhà của bạn nhé!

Mẫu nhà cấp 4 mái thái đơn giản

Mẫu nhà cấp 4 mái thái đơn giản

Mẫu nhà phố 2 tầng

Mẫu nhà phố 2 tầng

Mẫu nhà mái thái chữ L 

Mẫu nhà mái thái chữ L 

Hy vọng qua bài viết "Cách xây nhà tiết kiệm chi phí cho gia chủ" trên đây được Tamlopolympic.vn tổng hợp sẽ giúp ích cho bạn để có thể xây dựng được ngôi nhà với chi phí tiết kiệm nhất!

Tin tức khác