Thi công máng thoát nước mái tôn đúng kỹ thuật

Thi công máng thoát nước mái tôn đúng kỹ thuật

Vào mùa mưa,những cơn mưa lớn bất chợt khiến không ít gia đình lo lắng vì tình trạng không kịp thoát nước, nhà bị thấm dột gây ảnh hưởng tới sinh hoạt. Máng thoát nước mái tôn là một giải pháp lý tưởng để khắc phục tình trạng này., tuy nhiên không phải biết cũng biết cách thi công chúng đúng kỹ thuật. Sau đây, Tamlopolympic.vn sẽ hướng dẫn các bạn các bước thi công máng thoát nước mái tôn, để bạn cùng tham khảo

DANH MỤC NỘI DUNG

1. Máng thoát nước mái tôn là gì?

2. Tiêu chí lựa chọn máng thoát nước mái tôn

3. Thi công máng thoát nước mái tôn đúng kỹ thuật

   3.1. Đo đạc, tính toán thiết kế máng thoát nước

   3.2. Tự tạo hoặc đặt hàng máng thoát nước theo yêu cầu thiết kế

   3.3. Tạo cửa xả cho nước thoát ra ngoài

   3.4. Treo máng thoát nước cố định lên xà

   3.5. Gắn giá đỡ

   3.6. Gắn ống thoát nước

Máng thoát nước mái tôn là phụ kiện xây dựng có tác dụng thoát nước, bảo vệ ngôi nhà khỏi sự tác động của những cơn mưa, đặc biệt là mưa lớn. Máng được thiết kế đa dạng và được áp sát vào mái tôn để dễ dàng thoát nước ra khỏi tường. Các ống dẫn nước thường được làm bằng thiếc hoặc xi măng.

Máng thoát nước được làm từ nhiều chất liệu khác nhau tùy theo môi trường và nhu cầu sử dụng, có thể sử dụng cả bên trong lẫn ngoài ngôi nhà tránh hiện tượng thấm dột.

Máng thoát nước mái tôn là phụ kiện hữu dụng, phổ biến trong hầu hết các công trình từ dân dụng đến công trình công nghiệp. Để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng, máng thoát nước mái tôn hiện nay có rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã hiện đại, kết cấu vững chắc. Khi chọn mua máng thoát nước mái tôn, bạn có thể dựa trên một số tiêu chí sau:

  • Lựa chọn máng có kích thước phù hợp để chứa nước và thoát nước hiệu quả nhất
  • Chọn máng có độ dốc vừa phải, không nên quá dốc khiến nước chảy quá mạnh cũng như không nên để thoải khiến việc thoát nước gặp khó khăn
  • Thiết kế hiện đại, kết cấu chắc chắn, sử dụng tôn mạ kẽm chống gỉ, chống ăn mòn để quá trình sử dụng lâu dài.

thi-cong-mang-thoat-nuoc-mai-tonMáng thoát nước mái tôn

  • Chọn máng có các mối nối đảm bảo không thấm
  • Dịch vụ hỗ trợ thi công tận tình, chuyên nghiệp, bảo hành bảo dưỡng rõ ràng.

3. Thi công máng thoát nước mái tôn đúng kỹ thuật

Sau khi đã lựa chọn được máng thoát nước phù hợp, bạn cần lưu ý thi công máng thoát nước theo trình tự các bước dưới đây:

3.1.  Đo đạc, tính toán thiết kế máng thoát nước

Bước đầu tiên trong thi công máng thoát nước cũng là bước rất quan trọng. Đó là quá trình khảo sát, đo đạc, tính diện tích và chiều dài máng thoát nước để dễ dàng chuẩn bị nguyên liệu, nhân công cũng như dự trù được chi phí, thời gian thi công. Bước này làm càng cẩn thận, chính xác bao nhiêu thì bạn càng thiện tiện cho những bước tiếp theo, tránh rủi ro không đáng có.

Máng thoát nước thường được làm từ vật tôn mạ màu. Loại tôn này được sử dụng phổ biến và rộng rãi tại các công trình từ công trình dân dụng đến công trình công nghiệp.

3.2. Tự tạo hoặc đặt hàng máng thoát nước theo yêu cầu thiết kế

Sau khi đã tính toán, đo đạc máng thoát nước, bạn tiến hành thiết kế hoặc đặt hàng sản phẩm theo những thông số đã tính được. 

thi-cong-mang-thoat-nuoc-mai-tonThi công máng thoát nước mái tôn đúng kỹ thuật

Tùy theo từng tính chất và yêu cầu công trình mà máng thoát nước được thiết kế với những kích thước và hình dạng khác nhau. Thông thường, máng thoát nước có dạng hình ống với đường kính khoảng 50-70mm hoặc 70 - 115 mm. Với những ngôi nhà có diện tích lớn tích thì kích thước cũng dao động khoảng từ 90 - 200 mm.

3.3. Tạo cửa xả cho nước thoát ra ngoài

Bạn tiến hành đánh dấu vị trí muốn lắp cửa xả bằng bút có thể xóa được dưới đáy máng thoát nước. Tiếp đó bắt đầu tạo lỗ xả bằng cách sử dụng đục hoặc búa để tạo một lỗ hình chữ V. Sau đó tiến hành cắt lỗ theo vị trí đã đánh dấu.

Xong xuôi, bạn gắn cửa xả vào lỗ, cố định chặt bằng đinh tán. Lưu ý bước này bạn cần cố định thật chắc tránh hiện tượng cửa xả không hoạt động hay bị dột khi có mưa lớn. Để đảm bảo chất lượng, bạn nên sử dụng keo silicon để dính lại tạo độ chắc chắn, khuyến khích bạn dùng keo trung tính để hạn chế tình trạng rỉ sét. 

Xem thêm: Những phụ kiện mái tôn quan trọng khi lắp đặt tôn lợp mái nhà

3.4. Treo máng thoát nước cố định lên xà

Khi đã tạo được cửa xả, bạn tiến hành treo máng thoát nước lên vị trí cố định trên xà đã được đánh dấu. Bước này cần tính toán độ dốc thích hợp và cố định máng thoát nước bằng cách đóng đinh khoảng 1.3 cm bên dưới lớp vỏ máng thoát nước.

3.5. Gắn giá đỡ

Sau khi treo máng thoát nước, bạn cần lắp đặt hệ thống giá đỡ nhằm tăng độ chắc chắn và tăng khả năng chống đỡ khi có mưa lớn. Hệ thống khung kèo mái nhà sẽ được gắn phần gốc của giá đỡ, phần còn lại uốn cong nhằm ôm trọn máng thoát nước.

thi-cong-mang-thoat-nuoc-mai-tonThi công gắn giá đỡ máng thoát nước

Lưu ý khoảng cách giữa các giá đỡ phải đều nhau và được làm bằng thép không gỉ có độ bền cao góp phần tăng tuổi thọ máng xối.

3.6. Gắn ống thoát nước

Bước cuối cùng, bạn cần sử dụng đinh vít và silicon để cố định ống thoát nước. Kích thước và chiều dài ống thoát nước phải phù hợp tránh tình trạng nước bị ứ đọng.

Trên đây là một số thông tin về máng thoát nước cũng như các bước thi công máng thoát nước mái tôn đúng kỹ thuật mà Tấm Lợp Olympic muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thi công máng thoát nước.

Xem thêm: 7 cách thông gió cho nhà mái tôn trong những ngày nắng nóng

Tin tức khác