12 giải pháp chống nóng nhà ở mùa hè hiệu quả nhất

12 giải pháp chống nóng nhà ở mùa hè hiệu quả nhất

Những năm trở lại đây, sự nóng lên toàn cầu khiến nước ta không tránh khỏi những trận nóng như đổ lửa. Việc liên tục sử dụng quạt, điều hoà để làm mát ngôi nhà khiến gia chủ tốn kém hơn cũng như không tốt cho sức khỏe. Để căn nhà của bạn luôn mát mẻ, thoải mái ngay cả trong mùa hè oi bức, Tamlopolympic.vn đã tổng hợp một số giải pháp chống nóng cho nhà ở mùa hè, mời bạn đọc tham khảo. 

DANH MỤC NỘI DUNG

1. Sử dụng tôn cách nhiệt chống nóng cho mái nhà

2. Phun nước cho tôn lợp mái

3. Trồng thêm cây xanh

4. Thường xuyên lau dọn nhà cửa

5. Đóng cửa ban ngày mở cửa ban tối

6. Dọn dẹp chăn, ga, gối

7. Hạn chế sử dụng thiết bị điện không cần thiết

8. Sử dụng rèm cửa ở cửa chính, cửa sổ

9. Bật quạt thông gió trong nhà

10. Lựa chọn màu sắc và vật liệu nội thất

11. Thay đèn sợi đốt bằng đèn compact

12. Sử dụng tấm phim cách nhiệt cho cửa kính

1. Sử dụng tôn cách nhiệt chống nóng cho mái nhà

Hiện nay tôn lợp mái đã trở nên thịnh hành trong các công trình nhà ở. Trong đó tôn cách nhiệt được các hộ gia đình vô cùng ưa chuộng. Với cấu tạo 3 lớp gồm lớp tôn lạnh màu, lớp Polyurethane  (PU) và lớp màng bảo vệ tôn, tôn cách nhiệt đã mang đến trải nghiệm tuyệt vời với khả năng cách âm, cách nhiệt ưu việt. Lớp PU mang đặc tính cách nhiệt rất tốt được kết hợp cùng với lớp tôn lạnh màu có tính năng hạn chế hấp thụ bức xạ nhiệt từ mặt trời và lớp màng nhôm để tăng tính thẩm mỹ ở bề mặt dưới đã giúp tạo nên dòng tấm lợp cách nhiệt có khả năng chống nóng cực kỳ hiệu quả cho nhà ở của bạn vào những ngày trời mùa hè nóng khô.  

12-giai-phap-chong-nong-nha-o-mua-he-hieu-qua-nhat

      Tôn cách nhiệt 3 lớp với khả năng chống nóng ưu việt

Sử dụng tôn cách nhiệt là lựa chọn hàng đầu để giữ ngôi nhà của bạn luôn mát mẻ, thoáng đãng, mang đến cảm giác dễ chịu cho gia đình. Khi mua tôn cách nhiệt 3 lớp bạn lưu ý nên mua tôn tại các đơn vị sản xuất chính hãng và được đánh giá cao như tôn cách nhiệt Olympic để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

2. Phun nước cho tôn lợp mái

Để có thể giải toả nhiệt trong những ngày hè oi nóng, bạn có thể dùng cách phun nước trực tiếp lên mái nhà để giảm bớt nhiệt độ hấp thụ trên mái. Hoặc bạn có thể lắp đặt hệ thống phun nước mái nhà tự động để giải tỏa cơn nóng cho căn nhà của bạn.

3. Trồng thêm cây xanh

Cây xanh không chỉ là “máy lọc không khí khổng lồ” mà cây còn được coi như những chiếc điều hoà tự nhiên không gây hại cho sức khỏe. Việc trồng thêm cây xanh sẽ giúp cho không gian ngôi nhà của bạn luôn được điều hoà, thanh mát, những tán cây xanh mượt cũng có khả năng cản trở bức xạ nhiệt xuyên vào trong nhà.

12-giai-phap-chong-nong-nha-o-mua-he-hieu-qua-nhatTrồng hay đặt cây xanh trong nhà điều hoà không khí

Trong trường hợp ngôi nhà của bạn không có nhiều diện tích trống, không có sân vườn, bạn có thể treo thêm cây cảnh ở hành lang, cửa sổ hay trồng cây trên ban công, làm giàn cây leo,... để giảm thiểu tối đa sự oi bức ngày hè

Xem thêm: Điểm mặt 5 loại cây phong thuỷ cho nhà mái tôn

4. Thường xuyên lau dọn nhà cửa

Ông bà ta có câu “nhà sạch thì mát. bát sạch ngon cơm”, nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, tinh tươm sẽ giúp tinh thần mỗi người thoải mái hơn mỗi khi trở về nhà. Nhìn căn nhà sạch sẽ, gọn gàng cũng giúp giải tỏa căng thẳng, nóng nắng bên ngoài kia.

Bên cạnh đó, thường xuyên lau dọn nhà cửa cũng giúp sàn nhà được mát mẻ, thông thoáng hơn. Khi dọn dẹp cũng là lúc dọn bớt những đồ đạc không cần thiết, giúp căn nhà được giải phóng, thoáng đãng hơn đáng kể.

5. Đóng cửa ban ngày mở cửa ban tối

Ban ngày là thời điểm ánh nắng mặt trời tác động nhiều nhất. Khi đó, nhiệt lượng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới ngôi nhà. Bởi vậy, dù ở trong nhà bạn cũng cần đóng cửa, đặc biệt là cửa sổ để tránh tiếp xúc với mặt trời nhất có thể.

Nhiệt độ ban đêm thường giảm rất nhiều, đây là thời điểm lý tưởng để bạn mở cửa đón gió trời, tận hưởng không khí mát lành từ thiên nhiên, xua tan cái nóng cả ngày dài.

6. Dọn dẹp chăn, ga, nệm ngủ

Mùa hè nóng nực cũng là lúc chúng ta nên sắp xếp lại phòng ngủ của mình, cất gọn bớt những chăn, nệm không cần thiết vào tủ. Sắp xếp phòng ốc giúp không gian ngủ thông thoáng, mát mẻ dễ chịu hơn. Bạn có thể thay thế những chiếc chăn, nệm mùa đông dày dặn bằng chăn, nệm mỏng và dễ gấp hơn.

12-giai-phap-chong-nong-nha-o-mua-he-hieu-qua-nhat        Dọn dẹp chăn nệm giúp căn phòng thoáng mát hơn

7. Hạn chế sử dụng thiết bị điện không cần thiết

Máy móc sử dụng điện khi hoạt động sẽ tạo ra nhiệt lượng đáng kể. Trong nhà sử dụng quá nhiều thiết bị điện một lúc sẽ gây nóng bức, khó chịu. Bởi vậy, khi không cần thiết, bạn nên tắt các thiết bị điện, vừa giúp tiết kiệm điện lại vừa chống nóng cho căn nhà hiệu quả. 

8. Sử dụng rèm cửa ở cửa chính, cửa sổ

Kết hợp với việc đóng cửa vào ban ngày, bạn cũng nên trang bị thêm rèm cửa ở các cửa sổ, đặc biệt là cửa được làm từ nhôm kính. Luôn kéo rèm cửa giúp giảm bớt tác dụng nhiệt trực tiếp từ mặt trời. Khi chọn rèm cửa, bạn cũng nên chọn những màu rèm màu xanh, ghi, xám hay kem để hạn chế khả năng hấp thụ nhiệt.

9. Bật quạt thông gió trong nhà

Trong quá trình sinh hoạt, việc nấu nướng, tắm rửa phải sử dụng nhiều đến nhiệt sẽ khiến ngôi nhà trở nên nóng bức hơn. Bởi vậy, bạn nên bật quạt thông gió trong nhà để chống nóng, giúp lưu thông không khí trong nhà, tăng lượng oxy, đẩy lùi những mùi khó chịu khi nấu nướng.

10. Lựa chọn màu sắc và vật liệu nội thất

Giải pháp cũng hữu hiệu không kém đó là việc lựa chọn màu sắc vật liệu và nội thất cho căn nhà. Đối với các đồ vật, vật liệu trong nhà, bạn nên sử dụng các đồ được làm từ vật liệu tự nhiên như đá hoa cương, gỗ,...sẽ mang lại cảm giác mát mẻ tự nhiên cho căn nhà. Đối với bên ngoài nhà, bạn nên lưu ý chọn màu sơn là màu gam lạnh như xanh lá, xanh dương, xám,...để hạn chế tối đa sự hấp thụ nhiệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cách chọn màu tương tự để chọn tôn lợp mái cho ngôi nhà.

11. Thay đèn sợi đốt bằng đèn led

12-giai-phap-chong-nong-nha-o-mua-he-hieu-qua-nhatThay thế đèn sợi đốt trong nhà bằng đèn led

Đèn sợi đốt là loại đền rất tốn điện và lượng nhiệt tỏa ra cũng rất cao, nếu bạn đang sử dụng đèn sợi đốt, hãy chuyển qua đèn Led đi nhé. Ngoài ra, đèn sợi đốt tỏa ra ánh sáng vàng cũng gây sự nóng bức vào mùa hè. Sử dụng đèn Led tiết kiệm điện, dịu mát và nhiệt lượng toả ra không đáng kể, không ảnh hưởng đến nhiệt độ trong căn nhà của bạn.

Xem thêm: Khám phá các loại tôn lợp mái trên thị trường hiện nay

12. Sử dụng tấm phim cách nhiệt cho cửa kính

Cửa kính chính là vị trí đắc địa để bức xạ mặt trời xâm nhập, bởi vậy nên chúng ta cần chống nóng cho cửa kính trước tiên. Ngoài việc đóng cửa sổ hay kéo rèm, bạn có thể sử dụng những tấm phim cách nhiệt cho cửa kính vô cùng hiệu quả. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phim chuyên dụng. Bạn lưu ý chọn mua phim chất lượng, chính hãng để sau này dễ dàng trong việc tháo gỡ, tránh để lại lớp keo dán thiếu thẩm mỹ nhé.

Trên đây là một số giải pháp chống nóng cho nhà ở mùa hè mà Tamlopolympic.vn muốn gửi đến các bạn. Hy vọng những giải pháp này sẽ giúp căn nhà của bạn luôn mát mẻ, thoáng đãng, dễ chịu nhất.

Tin tức khác