Trong quá trình lên kế hoạch xây dựng một ngôi nhà, chi phí luôn là một vấn đề khiến rất nhiều gia chủ phải đau đầu. Những câu hỏi thường được đặt ra nhất chính là: Làm sao để tính toán được chính xác số tiền phải bỏ ra để xây dựng công trình? Làm sao để cân đối được giữa chi phí và ngân sách xây dựng? Làm sao để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình? Để giúp bạn giải đáp những câu hỏi hóc búa này, với bài viết dưới đây, Tamlopolympic.vn sẽ bật mí cách tính chi phí xây nhà giúp tiết kiệm ngân sách mà gia chủ nào cũng nên biết.
1. Phương pháp tính chi phí xây nhà theo từng phần
Trước khi cách tính chi phí xây nhà trọn gói theo m2 trở nên phổ biến thì phương pháp bóc tách từng khoản mục chi phí được sử dụng khá rộng rãi. Với phương pháp này nhà thầu sẽ liệt kê chi tiết cách loại chi phí cần bỏ ra để hoàn thành công trình thành một bảng dự toán dựa trên hồ sơ thi công và quy mô xây dựng. Hiểu một cách đơn giản thì bản chất của phương pháp này chính là: Dùng gì thì tính đó.
Tính chi phí xây nhà theo từng phần là một phương pháp truyền thống
+ Ưu điểm: Nhờ việc tính toán chi tiết như vậy mà khi sử dụng phương pháp này cả chủ đầu tư và nhà thầu đều xác định được chính xác mức chi phí phải bỏ ra và hạn chế tối đa những rủi ro về mặt kinh tế cho mình.
+ Nhược điểm: Phương pháp bóc tách thường đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và chỉ phù hợp với những chủ đầu tư đã có am hiểu nhất định về chi phí nguyên vật liệu và nhân công xây dựng.
Để liệt kê chính xác nhất số lượng vật tư và nhân công cần sử dụng, gia chủ có thể tham khảo những khoản mục công việc cần thực hiện để xây dựng một ngôi nhà trong bảng dưới đây:
Khoản mục |
Các loại chi phí |
1. Phần móng |
- Công tác đất: đào, đắp móng nền - Công tác bê tông: lót móng, móng - Công tác ván cốt thép - Công tác ván khuôn móng - Công tác xây - Công tác trát láng phần cổ móng - Công tác quét vôi - Công tác lấp móng, san nền |
2. Phần hè rãnh |
- Công tác đất - Công tác bê tông - Công tác xây - Công tác trát, láng - Công tác quét vôi, sơn trang trí - Công tác vận chuyển đất (nếu cần) |
3. Phần kết cấu |
- Cột - Dầm - Sàn - Lanh tô - Cầu thang - Bổ trụ - Giằng tường |
4. Phần thân nhà |
- Công tác bê tông - Công tác sắt thép - Công tác xây - Công tác trát, láng, lát, ốp - Công tác cửa, then khóa - Công tác quét vôi, sơn - Công tác láng, lát, trang trí,... - Công tác lắp ghép sàn |
5. Phần mái |
- Vì kèo, xà gồ, cầu phong - Lợp mái, xây bờ - Sơn, quét vôi |
6. Phần điện, nước, chống sét |
- Thiết bị vệ sinh - Đường ống cấp thoát nước - Thiết bị điện - Hệ thống chống sét |
2. Phương pháp tính chi phí xây nhà theo m2
Để giúp những gia chủ không có nhiều kiến thức về lĩnh vực vật tư và xây dựng trong việc tính toán chi phí, cách xác định chi phí theo m2 đã ra đời. Theo đó, chi phí xây dựng công trình sẽ bằng: Tích giữa đơn giá nhân với số m2 diện tích cần xây dựng. Đơn giá xây dựng trong trường hợp này được xác định dựa trên kinh nghiệm tính toán chi phí của nhà thầu cũng như giá thành nguyên vật liệu và nhân công theo từng thời kỳ.
Với cách tính chi phí xây nhà trọn gói này, trước hết gia chủ cần xác định diện tích công trình xây dựng:
+ Tầng trệt (tầng 1): 100% diện tích nền
+ Tầng lầu: Số lầu x 100% diện tích nền
+ Mái tôn: 30% diện tích nền
Tính chi phí xây nhà theo m2 giúp gia chủ tiết kiệm thời gian
Đơn giá xây dựng phần thô hiện nay thường rơi vào khoảng 3.000.000VNĐ/m2. Đơn giá phần thô và hoàn thiện sẽ thay đổi tùy vào chất lượng vật tư được sử dụng để hoàn thiện công trình. Một trong những cách tiết kiệm chi phí xây nhà là sử dụng vật tư có chất lượng trung bình. Tuy nhiên, vật tư chất lượng cao lại đảm bảo về độ bền chắc và hạn chế chi phí sửa chữa công trình trong dài hạn, do vậy các gia chủ nên cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
+ Vật tư trung bình: 4.500.000VNĐ/m2
+ Vật tư trung bình khá: 4.800.000VNĐ/m2
+ Vật tư khá: 5.200.000VNĐ/m2
+ Vật tư tốt: 5.500.000VNĐ/m2
Với nhà biệt thự chi phí trọn gói này sẽ cao hơn và dao động từ 6.000.000VNĐ/m2 đến 9.000.000/m2.
Ví dụ: Giả sử bạn đang có nhu cầu xây một ngôi nhà 1 tầng trệt, 2 tầng lầu trên nền đất có kích thước 7x10m, sân 7x3m, mái tôn và sử dụng vật tư tốt.
Diện tích tính chi phí sẽ như sau:
+ Tầng trệt: 7 x 10 = 70m2
+ 2 tầng lầu: 7 x 10 x 2 = 140m2
+ Mái tôn: 7 x 10 x 30% = 21m2
+ Sân: 7 x 3 = 21m2
+ Tổng diện tích: 252m2
Chi phí xây thô và hoàn thiện: 252 x 5.500.000 = 1.386.000VNĐ
Xem thêm: Tất tần tật chi phí xây nhà ống 1 tầng 100m2
3. Những lưu ý giúp gia chủ tiết kiệm chi phí xây nhà
Xác định đúng phương pháp tính chi phí sẽ giúp gia chủ dự toán được số tiền mà mình phải bỏ ra cho việc xây dựng công trình. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí xây nhà trong khi vẫn đảm bảo được chất lượng công trình thì gia chủ nên lưu ý đến một số điểm như sau:
3.1. Lên kế hoạch chi phí một cách chi tiết
Việc lên kế hoạch chi phí một cách cụ thể và đầy đủ sẽ giúp gia chủ tính toán được chính xác tổng số tiền mà mình phải bỏ ra để xây dựng công trình cũng như hạn chế được tình trạng thiếu hụt ngân sách giữa chừng gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Lên kế hoạch chi tiết giúp hạn chế tình trạng thâm hụt ngân sách
Để xây dựng một bản kế hoạch chi phí hoàn thiện và tránh các thiếu sót, gia chủ nên thực hiện đúng trình tự các bước sau:
+ Liệt kê đầy đủ các khoản mục chi phí cần bỏ ra để xây dựng công trình
+ Trong từng khoản mục tiếp tục liệt kê ra cụ thể các công việc cần thực hiện, số lượng và chủng loại vật tư cần thiết để hoàn thành các công việc đó.
+ Với mỗi loại vật tư, gia chủ nên khảo sát giá của ba đến năm nhà cung cấp khác nhau để có cái nhìn tổng quát về mức giá trung bình trên thị trường trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng.
+ Cộng toàn bộ chi phí đã liệt kê ở trên và tính thêm một khoản chi phí dự phòng (thường bằng 10% tổng chi phí ở trên) cho các tình huống bất ngờ phát sinh.
3.2. Khảo sát kỹ lưỡng khu vực xây dựng
Địa điểm xây dựng là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới công tác lựa chọn loại móng và lắp đặt hệ thống móng cho công trình. Hiện nay, có nhiều khu vực dân cư mới được hình thành trên nền đất trước kia là đầm lầy được san lấp lại khiến cho gia chủ phải bỏ một khoản chi phí lớn từ 50 đến 200 triệu để gia công móng nhà.
Khảo sát khu vực xây dựng trước khi khởi công
Vì vậy, để hạn chế những sự tốn kém không cần thiết này, trước khi đưa ra quyết định mua đất gia chủ nên kiểm tra kỹ lưỡng cả vị trí và địa chất của khu vực xây dựng hoặc thuê chuyên gia/ người có kinh nghiệm để giúp đỡ mình.
3.3. Xác định thiết kế rõ ràng trước khi xây dựng
Nhiều gia chủ khi xây nhà, đặc biệt là những ngôi nhà có diện tích nhỏ thường coi việc thiết kế một bản vẽ công trình là điều tốn kém và thừa thãi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng bản vẽ công trình sẽ cho phép gia chủ có được cái nhìn tổng quát và đầy đủ về những khoản mục chi phí cần bỏ ra cũng như quản lý tốt nhất quá trình xây dựng ngôi nhà của mình.
Gia chủ nên xác định thiết kế chi tiết của công trình trước khi bắt tay vào xây dựng
Bên cạnh đó, nhờ có bản vẽ gia chủ có thể nhận ra những bất cập trong thiết kế cần sửa đổi, và đương nhiên việc thay đổi một vài đường kẻ trên bản vẽ sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với việc đập đi và xây lại cả một công trình.
3.4. Chú trọng khâu ký kết hợp đồng thi công
Trong quá trình xây dựng có rất nhiều trường hợp nhà thầu lợi dụng sơ hở của gia chủ để thêm thắt các hạng mục không cần thiết hoặc thay đổi loại nguyên vật liệu làm tổng chi phí xây dựng vượt khỏi dự toán ban đầu.
Hợp đồng xây dựng sẽ bảo vệ gia chủ khỏi rủi ro
Để bảo vệ chính mình khỏi những “trò lừa đảo” này, gia chủ nên ghi rõ ràng các khoản mục xây dựng thành một bản hợp đồng chi tiết và yêu cầu nhà thầu ký kết. Trong những trường hợp chi phí phát sinh một cách không minh bạch, gia chủ có thể sử dụng bản hợp đồng này để từ chối thanh toán hoặc làm chứng cứ trước pháp luật.
Xem thêm: Đơn giá xây nhà trên 1m2 năm 2023
3.5. Lựa chọn nguyên vật liệu xây dựng chất lượng cao
Một sai lầm mà nhiều gia chủ thường mắc phải khi xây dựng kế hoạch cho công trình chính là lựa chọn sử dụng những nguyên vật liệu giá rẻ để tiết kiệm chi phí.
Giá thành luôn đi đôi với chất lượng, để sản xuất những vật liệu chất lượng cao sẽ yêu cầu sử dụng công nghệ tân tiến, dây chuyền máy móc hiện đại và nhân công được đào tạo bài bản. Do đó mà giá thành của loại vật liệu này thường khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường. Song, vật liệu chất lượng cao sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho công trình của bạn, hạn chế tình trạng xuống cấp gây tốn kém chi phí sửa chữa và thay mới.
Tôn Olympic chất lượng cao giúp kéo dài tuổi thọ công trình
Vì vậy, một lời khuyên dành cho các gia chủ chính là sử dụng nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng từ những nhà cung cấp uy tín. Ví dụ như với những công trình lợp mái tôn, gia chủ nên chọn mua tôn lợp mái chất lượng cao từ thương hiệu Olympic để nhận được bảo hành lên đến 25 năm cho mái tôn của mình.
Tới đây đã là phần kết của bài viết này, mong rằng hướng dẫn cách tính chi phí xây nhà giúp tiết kiệm ngân sách mà Tamlopolympic.vn vừa giới thiệu sẽ giúp bạn lên kế hoạch tốt nhất cho ngôi nhà của gia đình mình. Để nhận được tư vấn chi tiết nhất và đặt mua tôn chất lượng hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 1800 5777 86 (miễn phí cước gọi đến) hoặc gọi tới tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) nhé!