Bí kíp tính diện tích mái tôn chính xác nhất cho công trình của bạn

Bí kíp tính diện tích mái tôn chính xác nhất cho công trình của bạn

Mái nhà chiếm một phần đáng kể trong toàn bộ diện tích của một công trình, do đó tính toán diện tích mái tôn là một bước quan trọng không thể thiếu, giúp gia chủ xác định chính xác chi phí xây dựng mà mình phải bỏ ra. Bài viết dưới đây của Tamlopolympic.vn sẽ hướng dẫn bạn cách tính diện tích mái tôn cũng như xác định độ dốc mái phù hợp cho công trình tương lai của mình. 

Danh mục nội dung

1. Vì sao phải tính toán diện tích mái tôn?

2. Phương pháp tính diện tích mái tôn

3. Phương pháp tính độ dốc của mái tôn

     3.1. Độ dốc mái tôn là gì?

     3.2. Xác định độ dốc mái tôn

4. Xác định chi phí lợp mái tôn

     4.1. Chi phí tôn lợp mái công trình

     4.2. Các chi phí khác

5. Những lưu ý khi thiết kế mái tôn

1. Vì sao phải tính toán diện tích mái tôn?

Diện tích mái tôn thường được xác định là tổng diện tích của bề mặt tôn lợp trên nóc của công trình. Việc tính toán diện tích mái tôn cho phép gia chủ xác định khối lượng những vật liệu cần sử dụng như tôn lợp, kèo, xà gồ,... cần sử dụng, tránh tình trạng thiếu hụt vật liệu gây mất an toàn cho công trình, hoặc dư thừa quá nhiều vật liệu, gây tốn kém chi phí.

Diện tích mái tôn ảnh hưởng đến tổng chi phí xây dựng công trình

Diện tích mái tôn ảnh hưởng đến tổng chi phí xây dựng công trình

Ước lượng đúng diện tích mái cũng là bước quan trọng giúp xác định chính xác tổng chi phí xây dựng mà gia chủ sẽ phải chi trả.

Chính vì những lý do trên mà câu hỏi “Tính toán diện tích mái tôn như thế nào?” thường là điều băn khoăn của rất nhiều gia chủ.

2. Phương pháp tính diện tích mái tôn

Tùy vào những thiết kế mái tôn khác nhau sẽ có những cách xác định diện tích không giống nhau. Tuy nhiên, nhìn chung diện tích mái tôn sẽ được xác định dựa trên diện tích bề mặt tôn lợp mái với phương pháp như sau:

Trước tiên, để tạo cơ sở cho việc tính toán diện tích, bạn cần xác định những số đo sau đây: chiều dài và chiều rộng mặt sàn, chiều cao của phần thân nhà, khoảng cách từ đỉnh mái tôn đến kèo thép (a), một nửa chiều rộng của ngôi nhà (c). Những thông số này đều có thể dễ dàng xác định được bằng các dụng cụ đo lường phổ biến trên thị trường.

Từ hình minh họa chúng ta có thể thấy rằng mái nhà và khung kèo thép tạo thành hai hình tam giác vuông; a và c tương ứng với hai cạnh góc vuông của tam giác đó. b đại diện cho phần cạnh dốc của mái nhà và đồng thời là cạnh huyền của tam giác vuông. Để tính b chúng ta sử dụng công thức tính cạnh huyền là: b2 = a2 + c2.

Cách tính toán diện tích mái nhà

Cách tính toán diện tích mái nhà

Tổng diện tích mái tôn sẽ bằng 2 lần diện tích của hình chữ nhật với chiều rộng là chiều dốc mái tôn và chiều dài tương ứng với chiều dài mặt sàn. Từ đây chúng ta có công thức tính diện tích mái tôn như sau:

Diện tích mái tôn = Chiều dài mặt sàn x Chiều dốc mái tôn x 2

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp tính toán này chúng ta hãy cùng đi vào ví dụ cụ thể: Giả sử ngôi nhà của bạn có mặt sàn hình chữ nhật với diện tích 82m2, chiều dài 11,7m2 và khoảng cách từ đỉnh mái tôn đến kèo thép (a) là 2m. Từ đó chúng ta tính được chiều rộng mặt sàn là:

Chiều rộng mặt sàn = 82 11,7 = 7 (m)

Một nửa chiều rộng mặt sàn (c) = 7 2 = 3,5 (m)

Do đó, chiều dốc mái tôn (b) theo công thức sẽ bằng 5,5m

Từ những số liệu trên, chúng ta suy ra được tổng diện tích mái tôn cần lắp đặt sẽ là: 

11,7 x 5,5 x 2 = 128,72 (m2)

Xem thêm: Mách bạn kinh nghiệm chọn mua phụ kiện tôn cực hữu ích

3. Phương pháp tính độ dốc của mái tôn

Bên cạnh diện tích bề mặt mái tôn, độ dốc của mái cũng là một yếu tố đáng được quan tâm do nó có ảnh hưởng đến chất lượng của mái nhà.

3.1. Độ dốc mái tôn là gì?

Độ dốc của mái tôn là khoảng cách giữa điểm cao nhất và thấp nhất của mái nhà. Độ dốc mái không chỉ tạo nên sự khác biệt về kiến trúc cho mái tôn, mà còn có ảnh hưởng nhất định đến khoảng cách giữa các xà gồ và khả năng thoát nước cho công trình vào mùa mưa. 

Độ dốc quyết định khả năng thoát nước của mái nhà

Độ dốc quyết định khả năng thoát nước của mái nhà

Độ dốc và góc dốc cũng thể hiện độ nghiêng của mái nhà nhưng lại được đo lường bằng những đơn vị khác nhau. Góc dốc được xác định bằng đơn vị độ, trong khi độ dốc được xác định bằng đơn vị %. Mái nhà dốc 100% tương ứng với góc dốc 45 độ. 

3.2. Xác định độ dốc mái tôn

Độ dốc tiêu chuẩn của mái tôn là 10% (hay góc dốc là 4,5°).Tuy nhiên, tùy thuộc vào những loại mái tôn khác nhau mà độ dốc của mái tôn cũng được xác định khác nhau. 

Độ dốc càng lớn sẽ cho phép khả năng thoát nước càng cao, nhưng đổi lại cũng tốn kém nhiều chi phí nguyên vật liệu hơn. Thông thường, độ dốc tối đa với nhà cấp 4 ở nông thôn là 20%, nhà ống ở thành thị là 15% và nhà xưởng là 30%.

Cách tính độ dốc mái tôn

Cách tính độ dốc mái tôn

Công thức để xác định độ dốc của mái nhà là:

Độ dốc = (Chiều cao mái Chiều dài mái) x 100%

Với ví dụ của ngôi nhà ở phần trước thì độ dốc của mái sẽ được tính như sau: (2 3,5) x 100% 57 (%) hay vào khoảng 25 độ. 

4. Xác định chi phí lợp mái tôn

Thông thường lắp đặt một hệ thống mái tôn thường phát sinh chi phí mua tôn lợp mái và những khoản chi khác như chi xây dựng hệ thống kèo chống mái, chi cho các phụ kiện mái tôn và cho nhân công lắp ráp.

4.1. Chi phí tôn lợp mái công trình

Tôn mạ màu dập sóng là loại vật liệu lợp mái đang được ưa chuộng nhất hiện nay vì sở hữu giá trị thẩm mỹ cao và giá thành phải chăng. Tùy vào hình dáng và tính năng mà giá thành của tôn lợp mái sẽ có sự khác biệt nhất định. Ví dụ như tôn cách nhiệt và tôn chống cháy thường có giá thành cao hơn tôn một lớp nhưng lại được trang bị thêm khả năng bảo ôn và phòng chống hỏa hoạn cho công trình. 

Những dòng tôn khác nhau sẽ có giá thành khác nhau

Những dòng tôn khác nhau sẽ có giá thành khác nhau

Sản phẩm của những thương hiệu tôn uy tín như tôn Olympic có thể có giá thành cao hơn so với những nhãn hiệu bình dân khác, nhưng chúng lại sở hữu độ bền cao. Do đó, xét về lâu dài bạn nên sử dụng những thương hiệu uy tín để tiết kiệm chi phí thay thế và sửa chữa mái tôn. 

4.2. Các chi phí khác

Bên cạnh chi phí tôn lợp mái, chi phí cho hệ thống khung kèo cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới tổng chi phí xây dựng. Hệ thống khung kèo gỗ thường chắc chắn và có tuổi thọ dài, tuy nhiên giá thành của chúng đắt hơn rất nhiều so với khung kèo thép.

Ngoài ra, đơn giá nhân công cũng chiếm từ 30% - 40% chi phí lợp mái tôn. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của thiết kế mái, diện tích lắp đặt và mức độ nguy hiểm của vị trí lắp đặt mà đơn giá này sẽ thay đổi với những công trình khác nhau. 

Chi phí nhân công phụ thuộc vào độ phức tạp của công trình

Chi phí nhân công phụ thuộc vào độ phức tạp của công trình

5. Những lưu ý khi thiết kế mái tôn

Để đảm bảo rằng mái tôn cho công trình mới của bạn có tuổi thọ dài và bền đẹp với thời gian, bạn nên chú ý đến một số vấn đề như sau khi đo lường cũng như thiết kế mái tôn:

Thiết kế mái phải tạo được sự hòa hợp với thiết kế của toàn bộ ngôi nhà. Ngoài ra hướng mái không nên quay về hướng Tây Bắc hoặc Đông Bắc để tránh nắng nóng vào mùa hè và gió lạnh vào mùa đông.

Đảm bảo độ dốc của mái tôn phù hợp với loại tôn lợp. Ví dụ như mái tôn sóng tròn có khả năng thoát nước kém hơn nên phải có độ dốc lớn hơn, trong khi mái tôn sóng vuông cho phép thoát nước nhanh hơn nên khi lắp đặt cũng không đòi hỏi độ dốc quá lớn. Bên cạnh đó, để giảm độ dốc nhằm tiết kiệm chi phí vật liệu, bạn có thể chọn những loại tôn sóng nhiều sóng như tôn 11 sóng.

Bộ khung kèo chống mái phải đảm bảo được khả năng chống chịu giông lốc. Các bộ phận khác máng xối, vít bắt tôn, diềm mài cần được lắp đặt cố định và chắc chắn. 

Các bộ phận của mái nhà cần được lắp đặt cẩn thận

Các bộ phận của mái nhà cần được lắp đặt cẩn thận

Giữa những phần nối ghép của hai phần mái phải sử dụng phụ kiện úp nóc và được phun keo silicon để nước mưa không thấm qua các khe hở và làm xuống cấp công trình. 

Tất cả các mối hàn nên được sơn chống rỉ vì đây là điểm dễ bị oxi hóa nhất trên bề mặt mái tôn.

Cuối cùng và quan trọng nhất là gia chủ cần lựa chọn những nhà cung cấp uy tín khi mua tôn lợp mái để đảm bảo tính bền chắc và tuổi thọ của công trình. 

Hiện nay trên thị trường tôn Olympic đang là thương hiệu được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Những sản phẩm tôn Olympic luôn nổi bật vì sự đa dạng về mẫu mã, vượt trội về chất lượng, và đặc biệt là được bảo hành lên tới 25 năm. 

Đừng ngần ngại gọi tới HOTLINE 1800 5777 86 (miễn phí cước gọi đến) hoặc tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết hoặc trở thành mua tôn lợp mái. 

Sản phẩm tôn lợp mái Olympic được bảo hành tới 25 năm

Sản phẩm tôn lợp mái Olympic được bảo hành tới 25 năm

Mong rằng sau khi tham khảo bài viết trên, bạn đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích và nắm được cách tính diện tích mái tôn cho công trình tương lai của mình. Tamlopolympic.vn sẽ không ngừng cập nhật những cách thức tính diện tích cũng như chi phí mái tôn mới nhất nên đừng quên tiếp tục đón đọc những bài viết của chúng tôi nhé!

Tin tức khác