Những cách chống bão cho mái tôn không chỉ là vấn đề quan tâm của người dân vùng ven biển. Tại bất kỳ đâu trên đất nước Việt Nam cũng đều có thể đối bặt với những hiện tượng thiên nhiên bất thường như gió, bão, mưa dông, ...
Nhà lợp mái tôn là hình thức mái nhà phổ biến hiện nay. Nhiều người vẫn nghĩ rằng nhà mái tôn là không an toàn tại những địa phương hay xảy ra bão lớn, dễ tốc mái, hư hại do gió lớn. Nhưng thực tế là loại mái nhà nào thì cũng đều có nguy cơ lật, tốc, bay hỏng nếu không được áp dụng những phương pháp chống báo mái nhà hiệu quả.
Nhà mái tôn cách nhiệt nếu được thi công và bảo vệ đúng cách vẫn có thể bền vững sau những cơn bão mạnh trên cấp 12
Sau đây là những cách chống bão cho mái tôn được khuyên thực hiện bởi những người dân các tỉnh ven biển giúp mọi người biết cách tự giữ an toàn cho ngôi nhà, cho tài sản và cho con người tại bất cứ đâu mỗi khi đối mặt với những diễn biến thời tiết xấu như mưa, gió, bão.
1. Chặt tỉa cành cây, phát quang cây cối chống bão cho nhà mái tôn
Việc chặt tỉa cành cây và phát quang cây cối từ lâu đã được khuyến cáo là biện pháp phòng chống và giảm thiểu thiệt hại từ gió bão vô cùng cần thiết tại bất kỳ vùng miền nào.
Riêng đối với những ngôi nhà mái tôn, việc này lại càng quan trọng. Bởi những cành cây hay thân cây có khả năng gãy, đổ chính là mối nguy hiểm lớn nhất cho mái nhà của bạn.
Ngay khi được dự báo sắp có gió to và bão lớn đổ bộ, bạn nên tiến hành chặt, tỉa cành, nhánh của các cây cao, cây bị mục rỗng, những cây lớn gần nhà ở, gần đường dây điện,
2. Neo giữ chắc chắn các đường dây điện, cáp viễn thông xung quanh khu vực nhà ở
Các đường dây điện và cáp viễn thông, trạm biến áp xung quanh khu vực nhà ở luôn là mối nguy hiểm cận kề mỗi khi xảy ra những diễn biến thời tiết xấu.
Vì vậy, để thực hiện phòng chống bão và thiệt hại do bão, bạn cần kiểm tra, sửa chữa, gia cố và neo giữ những nguồn điện này cẩn thận, tránh xa khu vực nhà ở, đặc biệt là nhà mái tôn.
Mái nhà kim loại hay mái tôn là loại vật liệu có thể dẫn điện, vì vậy khi xảy ra mưa bão, bạn không nên di chuyển hay tiếp xúc với mái tôn để tránh những trường hợp xấu nhất xảy ra, giữ an toàn cho chính bạn và gia đình.
3. Thiết kế và thi công hệ thống khung kèo mái tôn chắc chắn
Ngay khi thiết kế, thi công xây dựng nhà, bạn nên tính đến những phương án thời tiết xấu nhất, đặc biệt tại những nơi thường xuyên xảy ra bão.
Hệ thống khung kèo rất quan trọng bởi nó là mỗi liên kết giữa mái tôn và kết cấu ngôi nhà.
Gia cố lại máy sao cho chắc chắn
Nhiều ngôi nhà mái tôn từng bị “bay mất nóc” vì hệ thống khung kèo lỏng lẻo, thi công không đúng kỹ thuật.
Ngay bây giờ bạn hãy kiểm tra hệ thống khung kèo mái tôn của mình có đủ khả năng chống lại những cơn bão lớn hay không, hãy gia cố thêm bằng cách bổ sung thêm số lượng xà gồ, hàn chặt các mối liên kết.
Đối với những công trình mái tôn xây mới, bạn cần tính toán chi tiết số lượng xà gồ và kích thước xà gồ phù hợp với số lượng và độ mạnh của các cơn bão thường xuyên đổ bộ vào khu vực đó.
4. Sử dụng tôn chính hãng, mua vật liệu xây dựng đúng tiêu chuẩn
Để tăng sức chịu đựng của mái tôn đối với gió bão, bạn nên chọn mua tôn có độ dày lớn (từ 0,45 mm đến 0.5 mm)
Đặc biệt nên mua tôn chính hãng để tránh trường hợp các đại lý tôn không trung thực, gian dối độ dày và tỷ trọng lớp mạ nhôm kẽm trong tôn.
Đối với những loại tôn mỏng, khả năng chịu lực bị hạn chế đáng kể. Bạn sẽ dễ thấy những trường hợp rách mái tôn, thủng mái tôn dễ dàng khi bị vật cứng tác động, tốc mái tôn do gió lớn vì sử dụng loại tôn mỏng hoặc tôn bị “làm giả độ dày” này.
Đối với các loại vật liệu xây dựng khác như xà gồ, xi măng, gạch, bạn cũng nên mua hàng tại những nơi uy tín, sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng rõ ràng, bởi nó sẽ quyết đinh đến độ bền, độ vững chắc cho ngôi nhà của bạn.
5. Sử dụng ke (nẹp) chống bão mái tôn
Ke chống bão mái tôn là phụ kiện bổ sung để gia cố và tăng khả năng liên kết của tấm lợp tôn với khung kèo mái.
Nẹp chống bão mái tôn có thể giúp mái tôn của bạn chống chịu được sức gió cấp 10 đến cấp 12. Hình thức nẹp có nhiều loại phụ thuộc vào hình dạng loại sóng của tôn.
Cách lắp đặt, sử dụng nẹp chống bão mái tôn như sau:
- Bắn ke trùm lên phần sóng dương của tôn, sử dụng loại vít dài (tốt nhất là chất liệu inox SUS 304) để bắn cố định ke – tấm lợp tôn – xà gồ
- Bắn chặt tay nhưng không được làm méo, biến dạng sóng tôn
- Mật độ và khoảng cách ke bắn tùy thuộc vào mức độ chắc chắn mong muốn và ngân sách gia cố mái tôn của chủ nhà
Ke chống bão mái tôn
Góc mái nhà và viền mép của các tấm lợp tôn là vị trí rất dễ bị gió lùa khiến tốc mái tôn nếu không được gia cố chặt chẽ. Bạn nên tăng cường số lượng vít và ke bắn tại các vị trí này trên mái nhà.
6. Sử dụng bao cát, bao gạch chống bão cho mái tôn
Cách sử dụng bao cát, bao gạch để cố định mái nhà trước những cơn bão lớn là phương pháp truyền thống và tương đối dễ thực hiện. Tuy nhiên để tối đa hóa khả năng chống bão cho mái tôn bằng cách này bạn cũng cần thực hiện đúng cách và phù hợp với công trình mái tôn của mình.
Các bao cát, bao gạch sẽ vô tình ngăn khả năng thoát nước của mái tôn, vì vậy bạn không nên xếp bao cát quá gần nhau, nên để kẽ hở để mái tôn kịp thoát nước.
Tùy theo độ dốc của mái tôn và độ rộng của mái nhà mà bố trí số lượng bao cát cho hợp lý, nên tập trung đặt tại các góc mái nhà hoặc mép các tấm lợp tôn.
Bạn nên liên kết những bao cát với nhau bằng dây vắt qua đỉnh mái nhà để tránh trôi trượt.
Chú ý khi thực hiện xếp bao cát để chống bão cho mái tôn, bạn sẽ phải di chuyển nhiều trên mái tôn, hãy bước đi trên những vị trí có xà gồ bên dưới để đảm bảo độ bền của mái tôn và giữ an toàn cho bản thân.
7. Hãy chắc chắn rằng ngôi nhà của bạn kiên cố và kín gió
Việc để gió lùa vào nhà khi bão to gió lớn là việc cực kỳ nguy hiểm, nhiều trường hợp tốc mái nhà do không đóng kín cửa khi có bão.
Vì vậy, trước khi bão đến, bạn nên kiểm tra ngôi nhà của bạn thêm một lần, bịt kín các khe hở và lỗ thông gió, gia cố lại những vị trí có nhiều khả năng sẽ bị gió tạt hay những vị trí đã bị xuống cấp trong ngôi nhà.
Một ngôi nhà kiên cố sẽ bảo vệ tài sản và tính mạng của chính bạn và gia đình trước bất kỳ cơn bão lớn nào
Khi bão đến, bạn tuyệt đối không nên ra ngoài, hãy đóng chặt các cửa nhà để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà và cả gia đình của bạn.
>> Bạn nên xem ngay 24 mẫu nhà ống cấp 4 mái tôn đẹp ngất ngây giá xây chỉ từ 200 - 500 triệu sau đây để tìm được mẫu nhà phù hợp với nhu cầu và ngân sách hạn chế của mình
Cho dù ngôi nhà của bạn là nhà mái tôn hay mái ngói thì bạn cũng nên biết những cách chống bão mái tôn được nêu trên đây để có thể tự bảo vệ cho ngôi nhà của bạn trước những tác động xấu của thời tiết.
Người ta vẫn nói “Phòng còn hơn chống” bạn nên có sự tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng về việc phòng chống bão cho mái nhà của bạn ngay từ khi lập dự toán, làm móng xây nhà cho đến khi lợp mái tôn cách nhiệt.
Hãy chọn mua tôn lợp mái, tôn cách nhiệt chính hãng, chất lượng được kiểm chứng, có cam kết bảo hành để giúp bạn che chở và bảo vệ cho những người thân trong gia đình! Để mua tôn Olympic chính hãng, bạn có thể liên hệ tới Đại lý Tôn Olympic qua Tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) hoặc Hotline 1800 5777 86 để được báo giá chính xác và tư vấn chi tiết nhất.