Trước khi có ý định xây dựng công trình nhà ở các gia chủ nên nắm được cách tính diện tích đất xây dựng chính xác, theo quy chuẩn để hoạch định chi phí xây dựng cách hợp lý cũng như để tránh xảy ra mẫu thuẫn với chủ thầu xây dựng khi tiến hành thi công công trình. Để nắm rõ hơn về cách tính diện tích đất xây dựng bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây cùng Tấm lợp Olympic.
1. Tìm hiểu diện tích đất xây dựng là gì?
Diện tích đất xây dựng có thể hiểu đơn giản là phần phủ bì công trình xây dựng được tính theo m2, phần diện tích này được tính theo tỉ lệ % mật độ được phép xây dựng công trình trên tổng diện tích m2 mảnh đất xây dựng. Mật độ % đất được xây dựng trên tổng diện tích đất xây dựng sẽ phụ thuộc vào khu vực nội hay ngoại thành.
Diện tích đất xây dựng sẽ được thể hiện trong giấy phép xây dựng đã được cấp và được phê duyệt trong quy hoạch
2. Vì sao cần đo đạc tính toán diện tích đất xây dựng?
Trong giấy cấp phép xây dựng chỉ thể hiện phần sàn xây dựng sử dụng, còn trên thực tế sẽ bao gồm diện tích các phần công trình khác như móng nhà, thân nhà, mái lợp, sân hiên ban công,...Phần diện tích này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vật liệu và chi phí thi công nên đôi khi có nhiều trường hợp gia chủ không ký hợp đồng với chủ thầu dù đã thỏa thuận xong xuôi về giá cả vì diện tích nhà thầu đưa ra lớn hơn so với diện tích trên giấy phép xây dựng. Chính vì thế, đo đạc và xác định được cách tính diện đất xây dựng cho nhà ở cách chính xác để gia chủ tính toán được chi phí xây dựng cần bỏ ra, tránh xảy ra mâu thuẫn với bên chủ thầu làm mất thời gian, chậm tiến độ khi làm việc với chủ thầu.
Đo đạc tính toán cẩn thận diện tích đất xây dựng thực tế để chuẩn bị chi phí xây dựng hợp lý
>>>Xem thêm: Những việc cần lưu ý khi chuẩn bị xây nhà
3. Cách tính diện tích đất xây dựng phần thô
Dưới đây là tính diện tích đất xây dựng cho nhà ở đối với công trình phần thô mà bạn có thể tham khảo:
3.1. Tính m2 sàn xây dựng
Diện tích sàn xây dựng không phải chỉ là sàn nền móng mà còn phải tính tất cả các sàn xây dựng trong toàn bộ công trình thì mới cho ra kết quả đúng của tổng m2 sàn. Ví dụ để bạn dễ hình dung hơn về các tính diện tích sàn xây dựng: sau khi áp dụng công thức chiều dài x chiều rộng ta có diện tích sàn là 200m2, công trình sẽ gồm 1 tầng trệt và 2 tầng lầu có diện tích mặt sàn bằng nhau. Vậy tổng diện tích sàn xây dựng thực tế sẽ bằng tổng diện tích sàn của tầng trệt và tầng lầu cộng lại, kết quả bằng 600m2.
Diện tích sàn sử dụng xây dựng được tính theo công thức: Chiều dài x Chiều rộng
3.2. Diện tích móng nhà
Móng nhà chính là phần quan trọng nhất trong thiết kế xây dựng công trình bởi đây là phần chịu lực chính cho tổng thể các hạng mục khác ở bên trên phần móng. Diện tích phần móng được tính theo công thức: Dài x Rộng x Hệ số, tùy thuộc vào đặc tính từng loại móng sẽ có hệ số móng tính theo tổng diện tích sàn khác nhau:
- Với móng đơn, hệ số móng được tính 20% diện tích sàn
- Đài móng trên cọc bê tông cốt thép sẽ là 40% nếu tổng diện tích sàn nhỏ hơn 50m2 và 30% khi diện tích sàn lớn hơn 50m2
- Hệ số móng đối với đài móng trên nền cọc khoan nhồi, cọc bê tông ép neo là 40% diện tích
- Móng băng được tính 50% diện tích
- Móng bè 100% diện tích sàn
- Trong trường hợp phần gia cố nền đất yếu: tùy vào điều kiện đất, điều kiện thi công sẽ quyết định sử dụng loại hình gia cố khác nhau như cọc, cừ hoặc cốt thép (sử dụng cốt thép tính 20% diện tích)
Diện tích móng nhà tùy từng kiểu thiết kế sẽ có cách tính khác nhau
3.3. Diện tích thân nhà
Diện tích phần thân nhà trong trường hợp có mái che cách tính sẽ bao gồm mặt bằng sàn nhà của tầng trệt, tầng lầu, tầng tum, sân thượng, tầng lửng (có tầng nào tính thêm tầng ấy)và bằng 100% diện tích sàn m2
Nếu không có mái che sẽ được tính thêm 50% diện tích m2 sàn (trừ đi khoảng sân trước và sân sau nếu có)
3.4. Diện tích lợp mái công trình
Hiện nay có 5 loại mái phổ biến thường dùng và được tính như sau:
- Với mẫu thiết kế mái đổ bằng bê tông cốt thép: 50% diện tích sàn xây dựng
- Kiểu thiết kế làm mái sân thượng thường gặp ở nhà ống và nhà phố được tính 30% diện tích sàn
- Công trình sử dụng mái tôn: 15-30% diện tích sàn tùy theo loại mái tôn sử dụng
- Với mái ngói dùng kèo sắt tính 70% diện tích mặt nghiêng ( đã bao gồm ngói và khung)
- 100% diện tích mặt nghiêng với ngói bê tông cốt thép (cả hệ Lito và hệ lợp), phía dưới mái bê tông cốt thép có tạo hình ở phía dưới nên được tính như vậy
Mỗi một thiết kế nhà ở sẽ có cách tính diện tích mái lợp không giống nhau
Trong các loại mái lợp công trình thông dụng trên thì tôn lợp mái đang ngày càng trở nên phổ biến và được lựa chọn tin dùng nhiều hơn cả. Vậy nếu chọn tôn làm vật liệu lợp mái thì nên mua tôn lợp mái ở đâu? mua tôn lợp mái loại nào? Để giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc chọn mua vật liệu lợp mái, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn dòng tôn lợp Olympic với chất lượng hàng đầu và đã có vị trí nhất định trên thị trường vật liệu xây dựng cũng như chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Dòng tôn này mang trong mình nhiều ưu điểm nổi bật như chống nóng chống tốt, có độ bền cao, chịu va đập mạnh, bề mặt tôn sáng bóng, nước sơn sắc nét, tuổi thọ dài, mẫu mã màu sắc phong phú cho khách hàng thỏa sức lựa chọn. Để biết chi tiết hơn về tôn lợp mái Olympic, quý khách hàng hãy truy cập ngay tamlopolympic.vn hoặc liên hệ trực tiếp Tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) hay Hotline 1800 5777 86 (miễn phí cước gọi đến) để được tư vấn hỗ trợ nhiệt tình nhất có thể.
4. Cách tính diện tích đất xây dựng nhà ở cho công trình phụ trợ
Bên cạnh các hạng mục trên còn một số các công trình phụ trợ khác như:
- Diện tích hầm: với độ sâu nhỏ hơn 1.5m so với code (cao độ) đỉnh ram dốc ở hầm tính 135% diện tích, độ sâu nhỏ hơn 1.7m tính 150% diện tích, nhỏ hơn 2.0 m tính 175% diện tích, độ sâu hơn 2.0m tính 200% diện tích
- Diện tích sân: với phần sân có đổ cột, xây tường rào lát gạch thì tính 100% diện tích (sân nhỏ hơn 15m2), 70% diện tích nếu sân dưới 30m2 và trên 30m2 tính 50% diện tích
- Ban công: 70% diện tích đối với ban công có mái che, không xây tường bao ở hai bên và cao trên 1m1; với ban công không xây tường không mái che tính 50% diện tích; tính 100% diện tích với lô gia (phần hành lang bên ngoài nhà nhưng được xây dựng theo thiết kế âm tường chứ không nhô ra ngoài)
Rất mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách tính diện tích đất xây dựng.