Chống thấm dột cho mái tôn với những phương pháp đơn giản mà hiệu quả

Chống thấm dột cho mái tôn với những phương pháp đơn giản mà hiệu quả

Hàng năm, mỗi khi mùa bão đến gần, thấm dột lại trở thành một nỗi lo lắng khiến nhiều gia chủ “mất ăn mất ngủ”. Đặc biệt với những công trình mái tôn, sau một thời gian dài sử dụng, dưới tác động của các yếu tố thời tiết mái tôn sẽ có thể xuất hiện những vết rỉ sét cho phép nước mưa thấm qua gây hư hại cho công trình. Để giúp bạn giải quyết vấn đề tưởng chừng như nan giải này, Tamlopolympic.vn sẽ bật mí cách chống thấm dột mái tôn đơn giản mà hiệu quả không tưởng. Hãy cùng tham khảo ngay thôi nào!

Danh mục nội dung

 1. Vì sao mái tôn bị thấm dột?

 2. Làm sao để phát hiện khi mái tôn bị dột?

 3. Hướng dẫn cách chống dột mái tôn hiệu quả 

     3.1. Sử dụng tôn lợp mái chất lượng cao

     3.2. Sử dụng keo chống dột

     3.3. Sử dụng tấm dán chống dột

     3.4. Gia cố hoặc thay thế hệ thống đinh vít bị rỉ sét

     3.5. Lắp đặt tôn lá 

1. Vì sao mái tôn bị thấm dột?

Trước khi tìm cách chống hoặc khắc phục tình trạng thấm dột cho mái tôn, bạn nên tìm hiểu vì sao mái tôn của mình lại thấm nước. 

Thông thường tình trạng mái tôn bị thấm dột thường xuất phát từ những nguyên nhân chính như sau:

+ Do sử dụng tôn lợp mái kém chất lượng: Các loại tôn lợp mái với chất lượng thấp thường có giá thành rất rẻ để thu hút người tiêu dùng, tuy nhiên chúng không được đảm bảo về chất liệu, thiết kế, độ dày và những thông số kỹ thuật khác. Vì vậy tôn kém chất lượng thường nhanh chóng xuống cấp và hư hỏng trước những tác động từ thời tiết.

+ Do việc vận chuyển và bảo quản tôn trước khi lắp đặt không được thực hiện tốt: Trong quá trình vận chuyển, nếu tôn bị kéo lê hoặc va đập nhiều sẽ dễ hình thành các vết xước. Đây chính là điểm hình thành của các vết rỉ sét gây ăn mòn bề mặt tôn.

+ Do quá trình thi công lắp đặt mái tôn không được thực hiện đúng quy định: Đôi khi để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình, nhiều nhà thầu sẽ rút ngắn các công đoạn lắp đặt mái tôn dẫn đến tình trạng các lớp mái lắp đặt không khớp, đinh vít bị bắt lỏng lẻo, tại các lỗ bắt đinh không được xử lý chống thấm...cho phép nước mưa thấm vào.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mái tôn bị thấm dột

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mái tôn bị thấm dột

+ Do quá trình ăn mòn: Theo thời gian, trước những tác động của thời tiết như mưa, nắng, chất lượng của mái tôn sẽ dần giảm xuống, trên bề mặt mái sẽ xuất hiện các vết rỉ sét cho phép nước mưa chảy qua gây thấm dột.

+ Do dị vật rơi trúng vào mái tôn: Nhiều trường hợp những dị vật như những viên đá nhỏ hoặc cành cây gãy bị cuốn theo gió hoặc đồ vật từ những nhà cao hơn rơi xuống và đập lên bề mặt mái có thể gây ra những vết xước và thủng tấm tôn. 

+ Do thấm dột từ nhà liền kề: Tại điểm tiếp giáp của những công trình nhà liền kề, nước mưa thường men theo bờ tường mà chảy vào bên trong công trình dẫn tới tình trạng thấm dột và xuống cấp cho mái nhà. 

Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến rỉ sét mái tôn là gì?

2. Làm sao để phát hiện khi mái tôn bị thấm dột?

Sau khi xác định nguyên nhân gây thấm dột, bước tiếp theo mà gia chủ cần phải thực hiện chính là xác định những vị trí bị thấm dột để từ đó có phương pháp xử lý thích hợp.

Hai phương pháp kiểm tra vị trí thấm dột được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay chính là sử dụng nước và quan sát bằng mắt thường.

+ Sử dụng nước: Với biện pháp này, bạn cần phun nước/ đổ nước từ điểm cao nhất của mái nhà xuống điểm thấp nhất, đồng thời trong quá trình đó nhờ một người khác quan sát từ bên dưới mái nhà để phát hiện các điểm bị rò rỉ nước. Một điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này chính là bạn phải đổ nước từ từ và sử dụng một lượng nước lớn thì mới có thể phát hiện chính xác những vết rò rỉ. Khi phát hiện vết rò cần đánh dấu ngay để không bị nhầm lẫn các vị trí với nhau.

Phun nước lên bề mặt mái tôn để phát hiện vị trí thấm dột

Phun nước lên bề mặt mái tôn để phát hiện vị trí thấm dột

+ Quan sát bằng mắt thường: Ngoài việc sử dụng nước, bạn có thể trực tiếp leo lên mái nhà để quan sát xem có điểm nào có hiện tượng rỉ sét, lỏng đinh vít hoặc kiểm tra xem các tấm tôn có bị lợp lệch nhau hay không. Mặc dù việc thực hiện phương pháp này khá tiết kiệm thời gian, tuy nhiên nó lại rất nguy hiểm, đặc biệt là với những công trình cao tầng hoặc có thiết kế phức tạp, do vậy bạn nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.

3. Hướng dẫn chống dột mái tôn hiệu quả 

Để cải thiện tình trạng thấm dột mái tôn, rất nhiều phương pháp đã được nghiên cứu và nhiều vật liệu chống thấm đã được tạo ra. Mỗi biện pháp và vật liệu này lại mang những đặc trưng riêng và mang lại hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể. Hãy cùng Tamlopolympic.vn tham khảo một số cách chống dột cho nhà ở được đánh giá là đơn giản mà hiệu quả dưới đây nhé:

3.1. Sử dụng mái tôn chất lượng cao

Người xưa thường nói rằng không nên để “mất bò mới lo làm chuồng”, điều này đặc biệt đúng với câu chuyện chống thấm dột cho mái tôn. Gia chủ không nên mua những loại mái tôn giá rẻ với chất lượng không đảm bảo rồi chờ đợi đến lúc mái tôn bị thấm dột lại vội vàng tìm cách sửa chữa. Thay vào đó, ngay từ bước lựa chọn nguyên vật liệu, gia chủ nên chú ý đến việc chọn mua tôn lợp mái nhà từ những thương hiệu uy tín. 

Tôn Olympic chất lượng cao được rất nhiều gia chủ tin dùng

Tôn Olympic chất lượng cao được rất nhiều gia chủ tin dùng

Một trong thương hiệu tôn chất lượng cao đang được rất nhiều gia chủ và nhà thầu ưa chuộng hiện nay chính là tôn Olympic. Các sản phẩm tôn Olympic không chỉ được sản xuất hoàn toàn theo công nghệ hàng đầu CHLB Đức, mà còn được kiểm duyệt một cách nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn ASTM của Mỹ. Do vậy gia chủ hoàn toàn có thể yên tâm rằng mái tôn của mình sẽ luôn bền đẹp và có tuổi thọ dài ngay cả dưới những tác động khắc nghiệt của thời tiết và thời gian.

Đừng ngần ngại mà hãy nhấc máy gọi ngay đến Tổng đài phòng tôn thép 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) hoặc đến HOTLINE 1800 5777 86 (miễn phí cước gọi đến) để nhận được tư vấn tốt nhất và đặt mua tôn Olympic chính hãng nhé!

3.2. Sử dụng keo chống dột

Keo chống dột hay keo silicon là một loại vật liệu thường được sử dụng để chống thấm cho mái tôn tại các điểm bắt vít, điểm tiếp giáp các tấm tôn hoặc những vị trí bị han rỉ ăn mòn trên bề mặt tôn.

Thành phần của loại keo này chủ yếu là cao su tổng hợp, khi tiếp xúc với không khí chúng sẽ cứng lại, vì vậy có thể lấp đầy được những điểm, khe hở trên bề mặt mái tôn.

Hiện nay trên thị trường có hai loại keo chống dột phổ biến là keo dạng bơm và dạng xịt.

Keo silicon dạng bơm có khả năng chống thấm dột cho mái tôn

Keo silicon dạng bơm có khả năng chống thấm dột cho mái tôn

Keo silicon dạng bơm thường tồn tại ở dạng bọt. Để sử dụng hiệu quả loại keo này, trước hết bạn phải lau khô bề mặt tôn nơi cần bơm keo, sau đó cắt đầu tuýp keo và dùng súng bắn silicon để bơm keo vào vị trí cần chống thấm. 

Keo silicon dạng xịt có độ bám dính và giãn nở tốt

Keo silicon dạng xịt có độ bám dính và giãn nở tốt

Keo silicon dạng xịt thường có dạng lỏng, với hai thành phần chính là polyme và nhựa Bitum tạo thành một hợp chất có độ bám dính lớn và có khả năng giãn nở dưới tác động của hơi nóng mặt trời.

3.3. Sử dụng tấm dán chống dột

Mặc dù việc sử dụng keo chống dột có ưu điểm tiết kiệm về thời gian và chi phí, song diện tích chống thấm của loại vật liệu này lại rất hạn chế. Để cải thiện vấn đề đó, tấm dán chống dột đã ra đời.

Lắp đặt tấm dán chống thấm cho công trình

Lắp đặt tấm dán chống thấm cho công trình

Với đặc điểm là một màng chống thấm tự dính được cấu tạo từ Bitum và hợp chất nhựa polyme, tấm dán chống thấm có thể bám dính trên bề mặt tôn và ngăn nước mưa thấm qua những khe hở trên mái. 

Đặc biệt, bên cạnh khả năng chống thấm hiệu quả, tấm dán này còn giúp giảm tình trạng hấp nhiệt và nóng bức cho mái tôn vào mùa nắng. 

3.4. Gia cố hoặc thay thế hệ thống đinh vít bị rỉ sét

Đây là biện pháp thường được áp dụng khi mái tôn đã được sử dụng qua một khoảng thời gian dài và hệ thống đinh vít bắt đầu có hiện tượng lỏng lẻo, hư hỏng, tạo khe hở cho phép nước thấm vào. 

Gia cố hệ thống đinh vít mái tôn giúp kéo dài tuổi thọ của công trình

Gia cố hệ thống đinh vít mái tôn giúp kéo dài tuổi thọ của công trình

Để thực hiện phương pháp này, trước tiên bạn cần sử dụng máy bắt vít để lấy những đinh vít đã bị hư hỏng ra khỏi mái, sau đó mới tiến hành lắp đặt hệ thống đinh vít mới. Một điều mà bạn cần đặc biệt lưu ý khi áp dụng phương pháp này chính là quá trình thay thế phải thực hiện lần lượt, sau khi tháo một đinh vít cũ ra phải ngay lập tức thay đinh mới vào, tránh tình trạng tháo đồng loạt nhiều đinh vít cùng lúc khiến mái bị xô lệch.

Sau khi lắp đặt hệ thống đinh vít mới, bạn nên sử dụng thêm keo silicon hoặc dùng miếng dán chống dột để gia tăng khả năng chống thấm cho hệ thống mái tôn. 

3.5. Lắp đặt tôn lá

Biện pháp này được ứng dụng đặc biệt phổ biến đối với các công trình nhà liền kề bị thấm dột do nước chảy theo khe hở giữa hai ngôi nhà vào bên trong công trình.

Biện pháp lắp đặt tôn lá thường được áp dụng cho các công trình nhà liền kề

Biện pháp lắp đặt tôn lá thường được áp dụng cho các công trình nhà liền kề

Để áp dụng biện pháp này, bạn có thể sử dụng tôn lá có độ dày từ 0.4mm đến 0.5mm để đóng vào khu vực tiếp giáp giữa hai công trình. Lớp tôn này vừa ngăn cản nước thấm xuống khu vực tiếp giáp, vừa giúp đảm bảo tính đồng bộ cho phần mái công trình.

Xem thêm: Hướng dẫn cách bảo quản tôn xốp giúp tăng tuổi thọ

Tới đây đã là phần kết của bài viết này, Tamlopolympic.vn mong rằng bạn đã nắm được tất cả những cách chống thấm dột cho nhà mái tôn đơn giản mà hiệu quả để nâng cao chất lượng và tuổi thọ cho công trình của mình. Hãy đón đọc thêm những bài viết khác của chúng tôi để cập nhật những thông tin hữu ích mới nhất liên quan đến tôn lợp mái và những điều nên biết khi xây dựng công trình nhé!

Tin tức khác