Đồ cúng lễ nhập trạch và hướng dẫn chuẩn bị chi tiết từ A đến Z

Đồ cúng lễ nhập trạch và hướng dẫn chuẩn bị chi tiết từ A đến Z

Bạn sắp chuyển đến một ngôi nhà mới và không biết phải chuẩn bị đồ cúng cho lễ nhập trạch như thế nào? Các nghi thức tiến hành ra sao? Đừng lo lắng, những bật mí về Đồ cúng lễ nhập trạch và hướng dẫn chuẩn bị chi tiết từ A đến Z trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời tất cả những câu hỏi trên, cùng tìm hiểu ngay nhé. 

Danh mục nội dung

1. Lễ nhập trạch là gì?

2. Đồ cúng lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì?

2.1. Mâm ngũ quả

2.2. Hoa, hương, đèn, vàng mã

2.3. Mâm cúng mặn

3. Các nghi thức cúng nhập trạch 

4. Lưu ý quan trọng khi làm đồ cúng lễ nhập trạch

Lễ nhập trạch là một nghi lễ quan trọng khi gia chủ chuyển đến nhà mới 

Lễ nhập trạch hay lễ vào nhà mới là nghi lễ quan trọng theo quan niệm dân gian được thực hiện khi gia chủ chuyển đến 1 ngôi nhà mới. Mục đích của nghi lễ này nhằm khai báo đến các vị thần linh, thổ địa cai quản đất đai cho phép được đến sinh sống, làm ăn và mong cầu sự bình an, sung túc và êm ấm cho gia đình.

Tùy thuộc vào từng vùng miền và nhu cầu của gia đình, mâm lễ cúng nhập trạch có thể khác nhau, tuy nhiên, vẫn sẽ có những lễ vật cơ bản không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị, cùng Mỹ Việt khám phá cụ thể dưới đây. 

2.1. Mâm ngũ quả

Lễ vật đầu tiên là mâm ngũ quả với 5 loại quả khác nhau, tượng trưng cho ngũ hành, thể hiện sự hài hòa, sung túc và cầu mong vạn sự như ý. Dưới đây là một số cách chọn quả để gia chủ tham khảo.

  • Miền Bắc: chuối xanh, bưởi, đào, hồng, quýt, cam...
  • Miền Trung: chọn trái cây theo mùa.
  • Miền Nam: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung

2.2. Hoa, hương, đèn, vàng mã

Chuẩn bị hoa cúc cho mâm lễ nhập trạch thể hiện sự thành kính với các vị thần linh

Cùng với mâm ngũ quả, gia chủ cũng cần chuẩn bị đầy đủ hoa, hương, đèn, vàng mã để thể hiện sự thành kính với các vị thần linh, thổ công. Một số lưu ý cho gia chủ trong quá trình chuẩn bị như:

  • Hoa tươi: nên chọn hoa theo mùa, ưu tiên các loại hoa có màu tươi sáng, mang ý nghĩa may mắn như hoa cúc vàng, lay ơn, huệ trắng… 
  • Hương: dùng loại hương thơm, thắp 3 hoặc 5 nén để bày tỏ lòng thành kính.
  • Nến/đèn cầy: thắp hai bên bàn thờ giúp soi đường dẫn lối cho tổ tiên, thần linh về an vị, phù hộ cho gia đình. 
  • Vàng mã: tùy thuộc vào nhu cầu của từng gia đình, có thể chuẩn bị tiền vàng, nhà cửa, quần áo giấy... dùng để hóa sau lễ. 

2.3. Mâm cúng mặn

Cuối cùng và cũng là phần quan trọng nhất chính là mâm cúng mặn - lễ vật chính trong mâm cúng nhập trạch. Theo đó, mâm cũng cần được sắp xếp gọn gàng ở giữa nhà hoặc bàn thờ để thể hiện lòng thành kính của gia chủ tới các vị thần linh. Gia chủ có thể tham khảo mâm cúng dưới đây:

  • Gà luộc: 1 con, nên chọn gà trống tơ, luộc nguyên con, có thể tạo dáng cho gà giúp mâm cúng đẹp hơn. 
  • Xôi: 1 đĩa xôi gấc hoặc xôi trắng
  • 1 đĩa muối và 1 đĩa gạo: tượng trưng cho sự sung túc, thịnh vượng
  • Rượu trắng: 3 chén
  • Trầu cau, thuốc lá: 3 miếng trầu têm sẵn

Tham khảo: Về nhà mới cần chuẩn bị những gì để xua tan vận xui, rước về tài lộc

Đặt mâm cúng lên bàn thờ và dâng lễ lên các vị thần linh

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cho mâm cúng, cùng Tôn Olympic tìm hiểu cụ thể về quy trình tiến hành cúng nhập trạch để áp dụng một cách chính xác nhất nhé. 

  • Đốt 1 bếp than trước cửa chính của ngôi nhà.
  • Gia chủ hoặc người hợp tuổi với gia chủ sẽ bước qua bếp than đầu tiên, trên tay mang theo bát hương và bài vị tổ tiên.
  • Tiếp đó, các thành viên trong gia đình lần lượt bước vào, tay cầm những đồ vật may mắn như: tiền, gạo, muối,... tránh đi tay không. 
  • Đặt mâm đồ cúng ở giữa nhà hoặc trên bàn thờ, thắp hương, đèn,nến.
  • Gia chủ đọc bài văn khấn lễ nhập trạch,  báo cáo với thần linh, thổ địa để xin phép được chuyển đến nơi ở mới. 
  • Dâng lễ và khấn xin các vị tổ tiên, thần linh tiếp tục phù hộ cho con cháu bình an, khỏe mạnh và hạnh phúc.
  • Bật hết đèn điện trong nhà, mở các cửa sổ để lưu thông không khí.
  • Nấu nước pha trà để khai bếp, khơi nguồn sinh khí trong ngôi nhà mới. 
  • Chờ hương tàn hoặc cháy được 2/3 , tiến hành hóa vàng, rải muối gạo quanh nhà. 
  • Đốt vàng mã, sau đó dùng rượu cúng rưới lên tro để kết thúc nghi lễ.
  • Hạ lễ, dùng cơm mừng nhà mới cùng gia đình, bạn bè và chia lộc cho người thân, hàng xóm. 

4. Lưu ý quan trọng khi làm đồ cúng lễ nhập trạch

Tìm hiểu những lưu ý khi làm lễ nhập trạch giúp gia quá trình tiến hành diễn ra suôn sẻ, thuận lợi

Để lễ nhập trạch diễn ra suôn sẻ, gia chủ không chỉ cần tìm hiểu cách chuẩn bị đồ lễ hay cách tiến hành nghi thức mà còn cần nắm được những lưu ý quan trọng dưới đây. 

  • Thời gian lý tưởng nhất để làm lễ nhập trạch thường là buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời bắt đầu lặn, kiêng chuyển nhà vào buổi tối.
  • Chọn ngày giờ đẹp để làm lễ nhập trạch: nên nhờ thầy phong thủy để chọn giờ hoàng đạo, tránh giờ xung khắc với tuổi của gia chủ. 
  • Gia chủ có thể chuẩn bị thêm một số loại thảo mộc, trầm hương để đốt hoặc xông nhà giúp tẩy uế, xua đuổi tà khí và lưu thông không khí hiệu quả. 
  • Không nên nhờ người lạ “xông nhà” vì có thể gây ảnh hưởng đến vận khí của cả gia đình. 
  • Tránh to tiếng, cãi cọ hay làm đổ vỡ, vì có thể tạo “vía xấu” cho ngày nhập trạch, gây ảnh hưởng đến vận khí của ngôi nhà. 
  • Nếu làm lễ nhập trạch tại nhà chung cư nên hỏi kỹ có được phép đốt lò than không, gia chủ có thể bỏ qua bước này mà không gây quá nhiều ảnh hưởng tới lễ nhập trạch. 

Hy vọng những bật mí của Mỹ Việt về đồ cúng lễ nhập trạch và hướng dẫn chuẩn bị chi tiết từ A đến Z trong bài viết trên có thể giúp ích cho quá trình chuẩn bị làm lễ của gia chủ nhé. 

Tin tức khác