Trong xây dựng, việc chọn đúng độ dày tôn lợp mái là yếu tố quan trọng quyết định đến độ bền, tính thẩm mỹ và chi phí thi công. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mỗi loại công trình cần loại tôn dày bao nhiêu là hợp lý. Trong bài viết “Góc kỹ thuật: Lựa chọn độ dày tôn phù hợp cho từng hạng mục công trình”dưới đây, Tấm lợp mái Olympic sẽ giúp bạn xác định chính xác độ dày tôn cần dùng, từ nhà ở dân dụng đến nhà xưởng, nhà tiền chế.
1. Độ dày tôn - yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mái
Độ dày tôn là yếu tố kỹ thuật quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực, độ bền, tính thẩm mỹ và tuổi thọ của mái lợp. Mái tôn có độ dày lớn sẽ cứng cáp hơn, hạn chế tình trạng võng, móp méo hay thủng dột khi chịu tác động của mưa gió, va đập, đặc biệt thích hợp với những khu vực thường xuyên có gió bão mạnh. Ngược lại, tôn quá mỏng dễ bị biến dạng, gây rò rỉ nước, nhanh hư hỏng và phát sinh chi phí sửa chữa, thay thế. Bên cạnh đó, độ dày còn tác động đến khả năng cách âm, cách nhiệt cho công trình, giúp không gian bên trong mát mẻ, yên tĩnh hơn.
Việc tính toán và lựa chọn độ dày tôn phù hợp với từng loại công trình là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử dụng lâu dài
2. Cách đọc độ dày tôn trên thị trường
Trên thị trường hiện nay, độ dày tôn thường được ký hiệu bằng đơn vị zem (hoặc dem, demi) hoặc milimet (mm). Trong đó, 1 zem tương đương 0,1 mm, vì vậy khi mua tôn, khách hàng thường thấy các mức độ dày phổ biến như 3.0 zem (0.30 mm), 3.5 zem (0.35 mm), 4.0 zem (0.40 mm), 4.5 zem (0.45 mm) hay 5.0 zem (0.50 mm). Lưu ý rằng độ dày này thường được tính theo độ dày thép nền, chưa bao gồm lớp mạ kẽm và sơn phủ bên ngoài. Do đó, để đảm bảo chính xác và tránh nhầm lẫn, người mua nên kiểm tra thông số kỹ thuật cụ thể từ nhà sản xuất uy tín như Mỹ Việt, đồng thời so sánh chứng chỉ chất lượng để đảm bảo độ dày thực tế đúng như cam kết, từ đó lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.
Nếu bạn chưa rõ nên chọn loại tôn nào phù hợp, có thể truy cập trang thương mại điện tử của Mỹ Việt để xem bảng thông số kỹ thuật và giá bán các dòng tôn Olympic theo độ dày.
3. Lựa chọn độ dày tôn theo từng loại công trình
Mỗi loại công trình sẽ có yêu cầu kỹ thuật khác nhau, từ tải trọng mái, diện tích lợp cho đến điều kiện khí hậu, vị trí địa lý. Vì vậy, việc lựa chọn độ dày tôn phù hợp không chỉ đảm bảo an toàn, bền đẹp mà còn giúp tiết kiệm chi phí tối ưu. Dưới đây là gợi ý độ dày tôn lý tưởng cho từng hạng mục công trình phổ biến hiện nay.
3.1. Lợp mái nhà dân dụng
Đối với nhà ở dân dụng như nhà phố, nhà cấp 4 hay biệt thự nhỏ, độ dày tôn thường dao động từ 3.0 zem đến 4.5 zem (tương đương 0.30 mm đến 0.45 mm). Đây là mức độ dày phù hợp để mái nhà đủ độ cứng, không bị võng hay thủng khi chịu lực gió mạnh, đồng thời vẫn giữ được trọng lượng nhẹ để thi công dễ dàng. Ở những khu vực mưa bão nhiều hoặc nắng gắt quanh năm, gia chủ nên ưu tiên loại tôn từ 3.5 zem trở lên để tăng tuổi thọ mái nhà.
Tôn lợp mái với độ dày dao động 3 - 4.5 zem là lựa chọn lý tưởng cho nhà ở dân dụng
3.2. Nhà xưởng công nghiệp, kho bãi
Với các công trình có quy mô lớn như nhà xưởng, kho bãi, mái lợp cần chịu lực tốt, độ dày tôn thường được lựa chọn từ 4.5 zem đến 5.0 zem (0.45 mm đến 0.50 mm). Độ dày này giúp mái không bị biến dạng do gió mạnh hay va chạm trong quá trình vận chuyển, đồng thời đảm bảo độ bền lâu dài dù diện tích mái lớn.
Với nhà xưởng, kho bãi nên dùng tôn lợp có độ dày từ 4.5 - 5 zem nhầm đảm sự kiên cố cho công trình
>>>Xem thêm: Bí kíp chọn màu tôn lợp Olympic cho nhà xưởng
3.3. Vách ngăn, tường bao
Đối với các hạng mục vách ngăn hoặc tường bao che, độ dày tôn không cần quá lớn vì không chịu tải trọng trực tiếp. Thông thường, loại công trình này sẽ sử dụng tôn có độ dày khoảng 3.0 zem đã đáp ứng tốt yêu cầu che chắn, tạo sự riêng tư và thẩm mỹ cho công trình.
Gia chủ nên ưu tiên lựa chọn loại tôn có lớp sơn phủ bền màu và chống gỉ sét để duy trì tuổi thọ lâu dài
3.4. Mái che, nhà tạm, công trình phụ
Những công trình phụ trợ như mái che sân, mái hiên, nhà xe, nhà tạm thường có kết cấu đơn giản, không yêu cầu chịu lực quá lớn. Vì vậy, tôn có độ dày từ 3.0 zem đến 3.5 zem (0.30 mm đến 0.35 mm) là phù hợp, vừa đảm bảo công năng, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư.
Với những công trình phụ trợ người thi công vẫn cần gia cố khung kèo chắc chắn để tránh cong vênh khi có gió lớn
3.5. Các công trình đặc biệt (trạm xăng, trung tâm thương mại, biệt thự cao cấp)
Những công trình đặc biệt như trạm xăng, trung tâm thương mại hay biệt thự cao cấp thường đòi hỏi mái tôn có độ bền cao, tính an toàn, chống cháy lan tốt và tính thẩm mỹ vượt trội. Với những yêu cầu này, tôn thường được lựa chọn ở độ dày từ 4.0 zem đến 5.0 zem (0.40 mm đến 0.50 mm), kết hợp với lớp sơn phản xạ nhiệt hoặc sơn cao cấp để đảm bảo khả năng cách nhiệt, chống phai màu, đồng thời tăng tuổi thọ mái lên tối đa.
Biệt thự hiện đại sử dụng tôn lợp mái cao cấp - Giải pháp lý tưởng cho các công trình nhà ở sang trọng nhờ khả năng chống nóng, cách âm hiệu quả và độ bền vượt trội theo thời gian
Quý khách có thể tìm đại lý gần nhất phân phối tôn Olympic để nhận báo giá tốt và hỗ trợ vận chuyển tận nơi.
4. Một số lưu ý kỹ thuật khi lựa chọn tôn theo độ dày
Khi lựa chọn tôn theo độ dày, chủ đầu tư và đơn vị thi công cần tính toán chính xác tải trọng mái để đảm bảo hệ khung kèo chịu lực an toàn, tránh tình trạng mái bị võng hoặc quá tải. Bên cạnh đó, nên ưu tiên mua tôn từ các nhà sản xuất uy tín, có chứng chỉ chất lượng rõ ràng, kiểm tra kỹ độ dày thép nền thực tế để tránh mua phải tôn mỏng không đạt tiêu chuẩn. Trong quá trình vận chuyển và lắp đặt, cần bảo quản tôn cẩn thận, tránh trầy xước hoặc cong vênh, đặc biệt với tôn có độ dày lớn, trọng lượng nặng. Ngoài ra, để công trình đạt độ bền tối ưu và tính thẩm mỹ cao, chủ công trình nên lựa chọn tôn lợp mái Olympic của Mỹ Việt. Đây là dòng tôn chất lượng cao, đa dạng độ dày và màu sắc, phù hợp cho mọi hạng mục từ nhà ở, nhà xưởng đến công trình đặc biệt, mang lại hiệu quả chống nóng, chống ăn mòn và tuổi thọ dài lâu.
Liên hệ ngay tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) để được tư vấn chọn độ dày tôn phù hợp, đồng thời nhận hỗ trợ báo giá, mẫu mã và chính sách giao hàng nhanh chóng từ đại lý gần bạn nhất.
Qua bài viết “Góc kỹ thuật: Lựa chọn độ dày tôn phù hợp cho từng hạng mục công trình”, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để đưa ra quyết định đúng đắn khi chọn tôn lợp mái cho công trình của mình. Việc lựa chọn độ dày tôn chuẩn xác không chỉ đảm bảo độ bền, tính an toàn mà còn mang lại hiệu quả thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí lâu dài.