Mái tôn rỉ sét, xuống cấp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình là nỗi lo của không ít gia chủ. Trong bài viết này Tamlopolympic.vn sẽ giúp bạn xóa tan nỗi lo này bằng hướng dẫn bảo quản mái tôn chi tiết từ A đến Z. Hãy cùng tham khảo ngay nhé!
1. Bao lâu nên bảo dưỡng, thay mới mái tôn?
Thông thường để mái tôn có thể bền đẹp và không bị rỉ sét thì gia chủ nên thực hiện bảo dưỡng từ 1 đến 2 lần/ năm. Công tác bảo dưỡng thường bao gồm vệ sinh và kiểm tra tình trạng mái tôn để có phương pháp xử lý kịp thời, ngăn cản tối đa tình trạng xuống cấp gây ra do một vết rỉ sét lan rộng.
Bên cạnh những thời điểm bảo dưỡng định kỳ, trong một số trường hợp đặc biệt như sau những ngày bão lớn hoặc mưa to gia chủ vẫn nên dành một chút thời gian để kiểm tra tình hình của mái tôn công trình.
Mái tôn có thể bị rỉ sét nếu lâu ngày không được bảo dưỡng
Mặc dù được bảo dưỡng tốt nhưng sau thời gian dài sử dụng thì chất lượng của mái tôn có thể vẫn bị xuống cấp đáng kể. Khi đó gia chủ cần tiến hành thay mới để đảm bảo chất lượng công trình. Một số đặc điểm của mái tôn cần thay mới có thể kể đến như sau:
- Xuất hiện nhiều lỗ thủng: Dưới ảnh hưởng của thời tiết như nắng nóng và mưa lớn bề mặt mái tôn có thể xuất hiện một số lỗ thủng. Những lỗ thủng nhỏ có thể rất khó phát hiện và không gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình. Tuy nhiên khi nhiều lỗ thủng xuất hiện và đường kính lỗ thủng mở rộng ra do quá trình oxi hóa thì chúng có thể gây ra tình trạng thấm dột mái nhà. Đây chính là lúc cần thay mới mái tôn.
- Bề mặt mái tôn đổi màu: Qua thời gian dài sử dụng lớp sơn trên bề mặt mái tôn có thể bị mài mòn, để lộ ra phần lõi thép ở bên trong. Lõi thép dưới tác động từ môi trường rất dễ bị oxi hóa, trở nên giòn, dễ gãy vụn và đổi sang màu nâu đỏ. Nếu tình trạng này diễn ra trên phần lớn diện tích mái tôn thì đây chính là cảnh báo rằng bạn cần thay mới mái tôn rồi đó!
2. Bật mí 8 checklist cần nhớ để bảo quản mái tôn hiệu quả
Trước khi tình trạng thủng lỗ và đổi màu xảy ra thì gia chủ có thể thực hiện 8 checklist dưới đây định kỳ để nâng cao tuổi thọ cho mái tôn công trình.
2.1. Làm sạch máng xối và ống thoát nước
Tắc nghẽn máng xối và ống thoát nước có thể là lý do khiến nước tù đọng và gây thấm dột mái tôn. Vì vậy một trong những điều gia chủ cần lưu ý để bảo quản mái tôn hiệu quả chính là vệ sinh hai bộ phận này.
Loại bỏ lá khô và rác làm tắc nghẽn máng xối giúp hạn chế tình trạng thấm dột mái tôn
Việc vệ sinh diễn ra tương đối đơn giản, gia chủ chỉ cần lấy chổi có đầu quét nhỏ hoặc sử dụng tay để trực tiếp loại bỏ những rác thải, lá cây, cành khô bị kẹt trong máng xối và ống thoát nước.
Bên cạnh đó gia chủ cũng nên lưu ý xử lý những vết nước tù đọng do điều hòa xả ra còn lưu lại trên mái. Tốt nhất bạn nên lắp đặt một đường ống để dẫn nước thải từ điều hòa xuống thẳng dưới đất.
2.2. Loại bỏ cành cây hoặc vật kim loại chạm vào bề mặt mái tôn
Cành cây vướng lại trên bề mặt mái có thể ảnh hưởng đến khả năng thoát nước và gây móp méo mái tôn. Chính vì vậy gia chủ nên loại bỏ hết tất cả những cành khô này trong quá trình vệ sinh bảo dưỡng mái.
Ngoài ra một số thiết bị bằng kim loại như ống khói, ống dẫn khí hoặc cột trụ đỡ bể nước... cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xước và rỉ sét mái. Vì vậy khi bảo dưỡng gia chủ có thể xem xét sử dụng sơn chống rỉ bên ngoài các thiết bị này để ngăn chúng tiếp xúc trực tiếp với bề mặt mái.
2.3. Vệ sinh bề mặt mái tôn với nước
Sử dụng nước sạch để làm sạch bề mặt mái tôn
Để vệ sinh bề mặt mái tôn gia chủ có thể sử dụng vòi xịt để đẩy bụi bẩn ra khỏi mái. Lưu ý rằng không nên để cường độ nước trong vòi xịt quá mạnh vì như vậy có thể gây ra những vết xước trên mái.
Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể hòa một vài giọt nước rửa bát vào xô nước và lấy khăn mềm để vệ sinh từng phần trên bề mặt mái.
2.4. Kiểm tra vết xước, thủng, rỉ sét trên bề mặt và xử lý kịp thời
Khi vệ sinh và phun nước lên bề mặt mái gia chủ có thể đồng thời phát hiện ra một số vết thủng và vết xước. Khi đó bạn có thể xử lý như sau:
+ Vết xước: Đổ một chút xăng công nghiệp lên một miếng vải nhỏ, lau qua bề mặt vết xước. Sau đó sử dụng nước sạch để vệ sinh lại lần nữa. Sau cùng, khi chỗ bị xước đã khô bạn có thể dùng sơn chống rỉ đồng màu với màu mái tôn để sơn lên vị trí đó.
+ Vết thủng: Vệ sinh vị trí bị thủng bằng cách như trên sau đó sử dụng keo silicon bơm vào vị trí bị thủng. Chờ keo khô và thử kiểm tra lại lần nữa xem nước còn rò rỉ qua vết thủng hay không.
+ Vết rỉ sét: Sử dụng mảnh vải sạch thấm nước tẩy rỉ để vệ sinh nhẹ nhàng tại vị trí bị rỉ sét. Nếu vị trí đó bám nhiều vụn rỉ thép thì nên lấy chổi nhỏ quét sạch vụn rỉ rồi sơn một lớp sơn lót kim loại để bảo vệ bề mặt mái tôn tại vị trí đó. Cuối cùng bạn nên sơn thêm một lớp sơn chống rỉ lên vị trí đó để đảm bảo tình trạng rỉ sét không tiếp tục lan ra.
2.5. Kiểm tra tình trạng đinh vít trên mái tôn
Gia cố đinh vít thường xuyên giúp mái tôn chắc chắn trước gió bão
Gia chủ nên kiểm tra lại toàn bộ hệ thống đinh vít trên mái tôn, tránh tình trạng đinh vít bị lỏng có thể khiến các tấm lợp dễ bị tốc lên khi có gió lớn. Tại những vị trí đinh vít bị lỏng bạn có thể sử dụng sử dụng máy khoan để gia cố lại hoặc bơm keo silicon để lấp đầy vào vị trí đó.
Nếu nhận thấy đinh vít nào bị han gỉ gia chủ nên thay thế bằng đinh vít mới để tránh vết rỉ lan rộng ra bề mặt mái.
2.6. Kiểm tra và thay thế các tấm lợp bị cong vênh, biến dạng
Một số tấm lợp có thể bị móp méo và biến dạng do sự va chạm của cành cây hoặc tác động của gió bão. Nếu quy mô vị trí bị biến dạng tương đối nhỏ thì bạn có thể tiếp tục sử dụng tấm lợp. Tuy nhiên nếu tình trạng cong vênh ảnh hưởng đến khả năng chống thấm dột của mái thì gia chủ đừng tiếc nuối mà hãy thay thế ngay một tấm lợp mới.
Xem thêm: Mách bạn kinh nghiệm chống bão tôn lợp mái hiệu quả
2.7. Kiểm tra và thay thế diềm mái nếu cần thiết
Diềm mái là bộ phận giúp ngăn nước mưa có thể hắt xiên vào nhà, đồng thời hạn chế thấm dột cho mái tôn. Nếu phát hiện diềm mái có tình trạng xuống cấp, lỏng lẻo, rỉ sét thì gia chủ cũng nên thay thế để đảm bảo chất lượng của toàn bộ công trình.
Kiểm tra và thay thế những diềm mái bị rỉ sét, lỏng lẻo
2.8. Kiểm tra các vị trí sử dụng keo silicon và gia cố nếu cần
Trong quá trình lắp đặt mái tôn tại một số vị trí khe nối giữa các tấm tôn hoặc giữa tấm tôn với tường người thợ có thể sử dụng keo silicon để ngăn thấm dột. Khi bảo dưỡng mái gia chủ nên kiểm tra lại các vị trí này. Nếu phát hiện keo silicon bị bong tróc thì bạn nên loại bỏ lớp keo cũ, lau khô và bổ sung lớp keo mới vào vị trí đó.
Sử dụng keo silicon để lấp đầy các khe hở trên mái tôn
Nhìn chung việc kiểm tra bảo dưỡng rất quan trọng để đảm bảo chất lượng của công trình mái tôn. Song, để mái tôn của bạn có tuổi thọ dài và tiết kiệm tối đa chi phí thay mới thì ngay từ đầu gia chủ nên lựa chọn tấm lợp mái chất lượng cao cho công trình của mình.
Mong rằng với bài viết Hướng dẫn bảo quản mái tôn từ A đến Z cho gia chủ trên đây gia chủ đã có thể nắm được hướng dẫn bảo quản mái tôn đúng cách cho công trình của mình. Để tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích khác về lựa chọn và bảo dưỡng mái tôn đừng bỏ lỡ những bài viết tiếp theo của Tamlopolympic.vn nhé!