Hướng dẫn cách lắp đặt tấm lợp lấy sáng đơn giản tại nhà

Hướng dẫn cách lắp đặt tấm lợp lấy sáng đơn giản tại nhà

Với khả năng lấy sáng vượt trội tấm lợp lấy sáng thông minh đang trở thành một trong những vật liệu lợp mái được ưa chuộng hàng đầu trên thị trường. Khi nhu cầu sử dụng càng cao thì nhu cầu tìm hiểu về cách lắp đặt của loại vật liệu này cũng gia tăng đáng kể. Vì vậy trong bài viết dưới đây Tamlopolympic.vn sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt tấm lợp lấy sáng đơn giản mà vẫn đảm bảo độ chính xác tại nhà. 

Danh mục nội dung

 1. Vì sao nên lắp đặt tấm lợp lấy sáng thông minh?

 2. Quy trình lắp đặt tấm lợp lấy sáng 

 3. Lưu ý quan trọng khi lắp đặt tấm lợp lấy sáng tại nhà

     3.1. Khi bảo quản 

     3.2. Khi định vị tấm lợp

     3.3. Khi cắt 

     3.4. Khi khoan 

     3.5. Khi bắt vít

1. Vì sao nên lắp đặt tấm lợp lấy sáng thông minh?

Tấm lợp thông minh là một cái tên không còn xa lạ gì trong “làng” vật liệu lấy sáng hiện nay. Khi nhắc đến chúng mọi người đều nhớ đến một loại vật liệu được làm từ Polycarbonate có khả năng truyền ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài vào làm sáng không gian bên trong công trình. Tuy nhiên, đấy chưa phải là tất cả, ngoài khả năng truyền sáng, tấm lợp thông minh còn sở hữu rất nhiều tính năng ưu việt khác như:

+ Cách nhiệt, cách âm cho công trình: Tấm lợp lấy sáng với thiết kế rỗng ruột có khả năng ngăn cản sự truyền nhiệt và truyền âm thanh từ bên ngoài vào bên trong công trình.

+ Ngăn chặn tia UV: Với lớp phủ UV, tấm lợp lấy sáng có thể loại bỏ phần lớn tác động tiêu cực của tia cực tím lên người sử dụng.

+ Tiết kiệm chi phí chiếu sáng: Nhờ có ánh sáng tự nhiên từ tấm lợp lấy sáng mà gia chủ có thể tiết kiệm được đáng kể chi phí điện chiếu sáng cho công trình vào ban ngày.

Tấm lợp lấy sáng có khả năng ngăn cản tia UV gây hại cho sức khỏe

Tấm lợp lấy sáng có khả năng ngăn cản tia UV gây hại cho sức khỏe

Bên cạnh những ưu điểm trên, khi bạn lựa chọn sử dụng tấm lợp lấy sáng từ thương hiệu uy tín như tấm lợp Olympic Sun Sheet thì bạn còn được sở hữu những sản phẩm với độ bền vượt trội, khả năng chịu nhiệt lên đến 120℃ và khả năng chịu gió bão lên đến cấp 12. Đặc biệt tấm lợp lấy sáng Olympic Sun Sheet còn có rất nhiều màu sắc đa dạng như xanh hồ, trắng trong, nâu trà và xanh cỏ để bạn có thể thoải mái lựa chọn cho công trình của mình. 

Để đặt mua tấm lợp Olympic Sun Sheet và nhận những ưu đãi hấp dẫn xin vui lòng gọi tới Tổng đài 0243.733.0886 (Số máy lẻ 02) hoặc Tổng đài CSKH 1800 5777 86 (miễn phí cuộc gọi) để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

2. Quy trình lắp đặt tấm lợp lấy sáng

Thanh nẹp chữ H giúp liên kết các tấm lợp lấy sáng với nhau

Thanh nẹp chữ H giúp liên kết các tấm lợp lấy sáng với nhau

Để công trình sử dụng tấm lợp Polycarbonate đảm bảo được độ bền vững và có tuổi thọ dài thì trong quá trình lắp đặt tấm lợp lấy sáng bạn cần tuân thủ chính xác theo các bước sau:

+ Bước 1: Kiểm tra độ chắc chắn và chính xác của khung xương mái, đảm bảo khung mái được gia công theo đúng thiết kế. 

+ Bước 2: Xác định hướng lắp đặt, độ dày, kích thước của các tấm lợp lấy sáng sao cho phù hợp với thiết kế khung mái và đảm bảo mái không bị tốc khi mưa bão. 

+ Bước 3: Cố định phần dưới của các thanh nẹp chữ H vào khung mái, các thanh này có vai trò liên kết giữa các tấm lợp Poly với khung mái và với các tấm lợp khác.

+ Bước 4: Gắn tấm lợp Poly vào thanh nẹp chữ H, sau đó cố định chúng vào khung mái bằng đinh vít. 

+ Bước 5: Tiếp tục lắp đặt phần dưới của thanh chữ H vào khung mái và lặp lại quá trình ở bước 4 cho đến khi hết các tấm lợp lấy sáng.

+ Bước 6: Ốp phần trên của thanh nẹp chữ H lên phần dưới. Tại các mép ngoài cùng của mái thì cố định thêm thanh nẹp chữ U giữa hai phần của thanh nẹp chữ H để ngăn cản bụi bẩn bám vào ống sáo.

+ Bước 7: Bóc lớp màng bảo vệ trên mặt tấm lợp và hoàn thiện lắp đặt.

Xem thêm: Chiêm ngưỡng công trình sử dụng tấm lợp lấy sáng

3. Lưu ý quan trọng khi lắp đặt tấm lợp lấy sáng tại nhà

Trong suốt quá trình lắp đặt tấm lợp lấy sáng sẽ có rất nhiều sai sót có thể phát sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Vậy thi công tấm lợp lấy sáng cần lưu ý những gì?, hãy cùng tham khảo những chú ý quan trọng dưới đây. 

3.1. Khi bảo quản

Bảo quản tấm lợp lấy sáng tại nơi thoáng mát và có mái che

Bảo quản tấm lợp lấy sáng tại nơi thoáng mát và có mái che

+ Bảo quản tấm lợp lấy sáng ở nơi thoáng mát và tốt nhất là có mái che.

+ Trong trường hợp nơi bảo quản không có mái che thì cần phủ bạt lên tấm lợp để ngăn nước mưa và nắng nóng làm ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu.

+ Đặt tấm lợp nằm ngang hoặc dựng đứng nếu có thanh giữ ở hai đầu. Chú ý không chồng tấm lợp cao quá 150cm.

3.2. Khi định vị tấm lợp

Lựa chọn hướng phù hợp để lắp đặt tấm lợp lấy sáng 

Lựa chọn hướng phù hợp để lắp đặt tấm lợp lấy sáng 

+ Đối với thiết kế mái nhọn thì các tấm lợp lấy sáng cần được lắp đặt theo hướng mà gân của ống sao nằm dọc và vuông góc với thanh xà gồ. Đối với thiết kế mái vòm thì gân của ống sáo cần nằm ngang, cùng hướng với khung vòm để giảm tích tụ bụi bẩn.

+ Các tấm lợp cần được cố định ngay ngắn sao cho gân ống sáo vuông 90 độ với thanh xà gồ.

+ Độ dốc của mái lợp tấm Poly cần đạt tối thiểu 5 độ để thuận tiện cho việc thoát nước.

3.3. Khi cắt 

Cắt tấm lợp lấy sáng bằng máy cắt chuyên dụng

Cắt tấm lợp lấy sáng bằng máy cắt chuyên dụng

+ Có thể sử dụng lưỡi cưa kim loại hoặc lưỡi dao để cắt tấm lợp lấy sáng nhưng cả hai loại lưỡi này đều phải đảm bảo được độ sắc.

+ Để tấm lợp trên bề mặt phẳng khi cắt.

+ Làm sạch bề mặt và bên trong tấm lợp lấy sáng với khí nén hoặc máy hút bụi sau khi cắt.

3.4. Khi khoan

Đặt mũi khoan vuông góc với bề mặt tấm lợp lấy sáng khi lắp đặt

Đặt mũi khoan vuông góc với bề mặt tấm lợp lấy sáng khi lắp đặt

+ Mũi khoan phải được đặt vuông góc với bề mặt tấm lợp.

+ Lỗ khoan phải đạt kích thước lớn hơn thân vít là 2mm để đề phòng trường hợp tấm lợp co giãn khi nhiệt độ thay đổi.

+ Sau khi khoan cần làm sạch vụn nhựa trên bề mặt tấm lợp.

3.5. Khi bắt vít

Vít với đệm cao su để cố định tấm lợp lấy sáng

Vít với đệm cao su để cố định tấm lợp lấy sáng

+ Nên sử dụng máy bắt vít bằng điện để điều chỉnh mức độ phù hợp. Tránh bắt vít quá chặt làm biến dạng bề mặt tấm lợp.

+ Bắt vít vuông góc và dọc theo chiều rộng của tấm để giữ tấm lợp không bị bật lên khi gió lớn.

+ Vít cần được bắt dọc theo xà gồ và giữa các vít phải đảm bảo khoảng cách từ 500mm – 600mm (cuối thanh xà gồ khoảng cách nên để ngắn hơn trong khoảng 300mm – 400mm).

Trên đây là hướng dẫn cách lắp đặt tấm lợp lấy sáng chi tiết và những chú ý mà gia chủ nên ghi nhớ khi thi công mái sử dụng loại vật liệu này. Mong rằng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp lắp đặt được những công trình lợp mái lấy sáng bền vững và an toàn nhé!

Tin tức khác