Hướng dẫn cách lắp đặt tôn sóng vuông đảm bảo AN TOÀN – CHÍNH XÁC

Hướng dẫn cách lắp đặt tôn sóng vuông đảm bảo AN TOÀN – CHÍNH XÁC

Có phải mỗi khi đứng trên những tòa nhà cao tầng nhìn xuống dưới bạn đều thấy những mái tôn sóng vuông nhấp nhô với nhiều màu sắc khác nhau khắp thành phố? Đúng vậy, tôn sóng vuông bằng chính vẻ đẹp và những tính năng tuyệt vời của mình đã “len lỏi” vào trong cuộc sống và giành được sự yêu thích của rất nhiều gia đình trên khắp mọi miền đất nước. Với bài viết này hãy cùng với Tamlopolympic.vn tìm hiểu về hướng dẫn lắp đặt tôn sóng vuông an toàn và chính xác nhất hiện nay nhé!

Danh mục nội dung

 1. Vì sao nên lợp tôn sóng vuông thay vì tôn sóng tròn?

 2. Các bước lắp đặt tôn sóng vuông 

     2.1. Bước 1: Chuẩn bị trước khi lắp đặt

     2.2. Bước 2: Lắp đặt viền bao quanh mái

     2.3. Bước 3: Lắp đặt các tấm tôn sóng vuông

     2.4. Bước 4: Lắp đặt các tấm che khe nối

     2.5. Bước 5: Hoàn thiện quá trình lắp đặt

 3. Những mẹo nhỏ giúp lắp đặt mái tôn dễ dàng hơn

1. Vì sao nên lợp tôn sóng vuông thay vì tôn sóng tròn?

Tôn sóng vuông là vật liệu lợp mái rất được ưa chuộng hiện nay với đặc trưng nổi bật là những đường vân sóng dựng đứng, tạo vẻ vững chãi và cứng cáp. Hiện nay tôn sóng vuông thường được chia thành hai loại chính là tôn 6 sóng (chủ yếu sử dụng cho các công trình nhà xưởng, nhà tiền chế, nhà kho...) và tôn 11 sóng (chủ yếu ứng dụng cho nhà ở dân dụng, cửa hàng, cửa hiệu...).

Hướng dẫn cách lắp đặt tôn sóng vuông đảm bảo AN TOÀN – CHÍNH XÁC

Tôn sóng tròn và tôn sóng vuông

Khi lựa chọn mua tôn lợp mái các gia chủ thường phải cân nhắc giữa việc lựa chọn tôn sóng vuông với tôn sóng tròn. Mặc dù cùng có thiết kế vân sóng, nhưng tôn sóng vuông lại sở hữu những ưu điểm vượt trội hơn nhiều so với “người tiền nhiệm” của chúng:

+ Khả năng chịu lực vượt trội: Thiết kế chân sóng vuông góc cạnh tạo độ vững chắc cho những tấm tôn. Ngay cả tôn 6 sóng với khoảng cách giữa các chân sóng lớn cũng được bổ sung thêm các sóng phụ đan xen để tăng khả năng chịu lực, đảm bảo an toàn cho công trình lợp mái khỏi nguy cơ tốc, lật, biến dạng do tác động bên ngoài. 

+ Thoát nước nhanh: Những chân sóng vuông cao chính là điểm cộng giúp cho mái tôn sóng vuông thoát nước nhanh ngay cả trong những ngày mưa lớn. 

+ Tiết kiệm chi phí: Chính vì sở hữu độ cứng và khả năng chịu lực tốt nên khi lựa chọn lợp mái tôn sóng vuông người ta có thể tiết kiệm được đáng kể số lượng xà gồ. Ngược lại tôn sóng tròn có độ chịu lực yếu nên mái tôn loại này thường phải có độ dốc lớn, dẫn đến tốn kém thêm chi phí nguyên vật liệu.

+ Hạn chế số lần bảo dưỡng/ thay mới: Tôn sóng vuông với khả năng thoát nước cao giảm thiểu được nguy cơ han gỉ và sở hữu độ cứng vượt trội, do đó chúng có tuổi thọ cao hơn so với tôn sóng tròn trong cùng một điều kiện lắp đặt. 

Tuy nhiên có một thực tế là không phải tất cả những sản phẩm tôn sóng vuông trên thị trường đều có được tất cả những ưu điểm trên. Vậy câu hỏi đặt ra là “Mua tôn sóng vuông loại nào tốt và đảm bảo chất lượng?”. Lời khuyên cho bạn chính là tìm đến những thương hiệu tôn uy tín như tôn Olympic. Khi chọn mua tôn sóng vuông mang thương hiệu Olympic bạn không những nhận được những sản phẩm chất lượng cao với giá thành phải chăng mà còn được hưởng chính sách bảo hành hấp dẫn lên đến 25 năm cho công trình của mình.

Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới HOTLINE 1800 5777 86 (miễn phí cước gọi đến) hoặc gọi tới tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) để được tư vấn và đặt mua tôn sóng vuông Olympic ngay nhé!

2. Các bước lắp đặt tôn sóng vuông

Để lắp đặt mái tôn sóng vuông một cách an toàn và đảm bảo được độ bền vững của công trình, một trong những điều quan trọng nhất chính là tuân thủ chính xác quy trình xây dựng.

2.1. Bước 1: Chuẩn bị trước khi lắp đặt

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi lắp đặt

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi lắp đặt

Quá trình lắp đặt có diễn ra thuận lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu chuẩn bị. 

Ở bước này gia chủ trước tiên cần phải xác định diện tích và độ dốc mái của công trình mái tôn mà mình muốn lắp đặt. Hai chỉ số này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tính toán số lượng vật liệu xây dựng và khả năng thoát nước của mái.

Sau khi tính toán, gia chủ cần đặt mua đầy đủ số lượng nguyên vật liệu cũng như các dụng cụ cần thiết theo yêu cầu. Tránh mua thiếu khiến quá trình lắp đặt bị gián đoạn hoặc mua quá nhiều gây tốn kém chi phí. 

2.2. Bước 2: Lắp đặt các viền bao quanh mái

Diềm mái giúp chống tạt nước mái nhà

Diềm mái giúp chống tạt nước mái nhà

Viền bao quanh mái ở đây chính là diềm mái và mái hắt, chúng có vai trò chính là chống tạt nước, bảo vệ công trình khỏi nguy cơ thấm dột trong những ngày mưa lớn. 

Diềm mái sẽ được lắp đặt bao quanh toàn bộ chu vi của công trình và được cố định bằng vít bắt tôn. Bạn nên sử dụng loại vít 2,5cm để lắp đặt diềm mái, đồng thời đặt diềm mái lên các cạnh của máng xối sẽ giúp mái tôn thoát nước hiệu quả hơn.

2.3. Bước 3: Lắp đặt các tấm tôn sóng vuông

Cố định các tấm tôn bằng vít bắt tôn

Cố định các tấm tôn bằng vít bắt tôn

Các tấm tôn cần phải được lắp đặt từ cao đến thấp. Tấm tôn đầu tiên sẽ được lắp đặt ở vị trí đỉnh mái, được cố định bằng vít bắt tôn và phải nhô mép ít nhất 2cm. 

Các tấm tôn tiếp theo cũng được lắp đặt tương tự như tấm đầu tiên và được bắt đinh cố định vào xà gồ. Gia chủ cần phải chú ý rằng khoảng cách giữa các đinh vít cần phải rơi vào khoảng 30cm và các tấm tôn phải gối lên nhau ít nhất 2,5cm để đảm bảo được sự liên kết của toàn bộ công trình. 

Sau khi hoàn thiện công đoạn bắt vít, gia chủ nên sử dụng keo silicon để bơm vào các khu vực có lỗ khoan hoặc những nơi tiếp giáp của các tấm tôn. Loại keo này có dạng foam và sẽ cứng lại khi tiếp xúc với không khí vì vậy chúng sẽ giúp ngăn nước ngấm qua mái tôn của bạn.

2.4. Bước 4: Lắp đặt các tấm che khe nối

Tấm che khe nối là một loại phụ kiện mái tôn có hình dạng những tấm kim loại mỏng được thiết kế với phù hợp để lắp đặt vào những vị trí nối tiếp giữa các tấm tôn nhằm hạn chế tình trạng thấm dột. 

Khi lắp đặt loại phụ kiện mái tôn này bạn có thể sử dụng một hoặc hai hàng ốc vít tùy vào độ rộng của máng khe nối.

2.5. Bước 5: Hoàn thiện quá trình lắp đặt

Cuối cùng, bạn nên dùng chổi để vệ sinh mái, dọn sạch vụn vật liệu xây dựng và nhớ đừng để “lạc” một vài chiếc mũi khoan hay đinh vít trên mái nhà mới nhé!

Xem thêm: Hướng dẫn cách lắp đặt tôn giả ngói SIÊU CHI TIẾT

3. Những mẹo nhỏ giúp lắp đặt mái tôn dễ dàng hơn

Bên cạnh việc tuân thủ đúng quy trình, để thi công mái tôn trở thành một công việc nhẹ nhàng và đơn giản hơn, hãy cùng tham khảo một số lưu ý khi lắp đặt tôn sóng vuông dưới đây nhé:

+ Nguyên vật liệu sau khi mua về cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để đảm bảo chất lượng. Đặc biệt, các tấm tôn sóng vuông phải được để ở vị trí cách mặt đất từ 10-30cm để ngăn hơi ẩm hoặc vụn đất đá làm hư hại mặt tôn.

+ Kiểm tra độ thẳng của xà gồ trước khi lắp đặt để đảm bảo việc bắt vít đúng vị trí.

+ Những tấm tôn liền kề phải được xếp gối lên nhau ít nhất một sóng, chú ý mí sóng của tấm lợp ở trên phải cạn trên 3mm để tránh tình trạng vít khi khoan xuống bị cấn sóng âm của tấm lợp ở dưới làm biến dạng mái tôn.

+ Trên tấm tôn có hai loại sóng gọi là sóng dương (những sóng lồi lên) và sóng âm (những sóng lõm xuống). Khi bắt vít mái nhà gia chủ cần chú ý bắt vào sóng dương, còn khi bắt vít tôn vách gia chủ cần bắt vào sóng âm.

Sử dụng lưỡi dao kim loại để cắt tấm tôn giúp hạn chế mạt sắt nóng

Sử dụng lưỡi dao kim loại để cắt tấm tôn giúp hạn chế mạt sắt nóng

+ Khi cắt tấm tôn, bạn nên dùng lưỡi dao kim loại vì chúng sẽ hạn chế sản sinh ra các mạt kim loại và không để lại cạnh mép sắc nhọn gây nguy hiểm cho người dùng. Đồng thời, khi cắt phải chú ý không để những phôi sắt nóng bắn lên bề mặt tôn làm hư hại lớp sơn chống rỉ.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt tôn sóng vuông và những lưu ý quan trọng khi lắp đặt loại tôn này cho công trình của bạn. Mong rằng những thông tin bổ ích trên sẽ trở thành “trợ thủ đắc lực” giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho công trình tương lai của mình.

Tin tức khác