Vào mùa giông lốc, đặc biệt ở các khu vực có thời tiết khắc nghiệt – mái tôn rất dễ bị tốc, hư hỏng nếu không được thi công đúng kỹ thuật. Điều này không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn tiềm ẩn nguy hiểm cho con người. Bài viết dưới đây, Tamlopolympic.vn sẽ hướng dẫn thi công mái tôn chắc chắn, hạn chế tốc mái trong mùa giông lốc từ khâu chuẩn bị vật liệu đến kỹ thuật lắp đặt, giúp bạn an tâm hơn trong mùa mưa bão.
DANH MỤC NỘI DUNG |
1. Chuẩn bị vật liệu trước khi thi công 2. Kỹ thuật thi công mái tôn chắc chắn chống giông lốc |
1. Chuẩn bị vật liệu trước khi thi công
Khâu chuẩn bị vật liệu là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng giúp quá trình thi công mái tôn diễn ra thuận lợi, đồng thời đảm bảo mái nhà có độ bền cao và khả năng chống tốc mái trong mùa giông lốc.
Trước khi thi công mái tôn cần có sự tính toán kỹ lưỡng
Lựa chọn tôn lợp chất lượng tốt: Bạn nên ưu tiên các loại tôn đến từ các thương hiệu tôn uy tín, tôn có lớp mạ nhôm kẽm hoặc hợp kim chống gỉ, bề mặt phủ sơn tĩnh điện để tăng khả năng chống chịu thời tiết. Tôn có độ dày từ 0.4mm trở lên sẽ giúp mái cứng cáp, không bị biến dạng khi gặp gió lớn.
Hiện nay, tôn Olympic - thương hiệu đến từ nhà sản xuất Mỹ Việt với 35 năm kinh nghiệm trên thị trường là lựa chọn tối ưu của nhiều chủ công trình. Sở hữu độ bền cao, kiểu dáng đa dạng cùng màu sắc thời thượng, tôn Olympic là sản phẩm được hàng triệu người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Nếu có nhu cầu mua tôn Olympic chính hãng, bạn hãy đến ngay hệ thống đại lý tôn Olympic gần nhất để đặt mua sản phẩm. Ngoài ra, nếu có vấn đề gì cần được giải đáp, bạn có thể đặt hàng nhanh chóng qua Tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) hoặc trang thương mại điện tử https://store.myvietgroup.vn/ để được hỗ trợ nhanh nhất.
Lựa chọn mái tôn chất lượng cho công trình - Tôn Olympic
Xà gồ hoặc khung kèo: Nên sử dụng thép hộp mạ kẽm hoặc thép đen dày, có độ chịu lực cao. Khung cần được gia cố chắc chắn, có khoảng cách phù hợp để đỡ mái tôn tốt và tránh võng, lún sau thời gian sử dụng.
Vít bắn tôn và đệm bít cao su: Vít nên là loại mạ kẽm hoặc inox chống gỉ, có vòng đệm cao su giúp bịt kín lỗ khoan, chống dột nước khi mưa lớn. Việc chuẩn bị đủ và đúng chủng loại vật liệu sẽ giúp nâng cao hiệu quả thi công và độ bền mái tôn theo thời gian.
2. Kỹ thuật thi công mái tôn chắc chắn chống giông lốc
Để mái tôn có khả năng chống chịu tốt trong mùa giông lốc, việc thi công cần tuân thủ đúng kỹ thuật ở từng giai đoạn từ lắp đặt khung đến cố định từng tấm tôn được tamlopolympic.vn gợi ý dưới đây.
Lắp đặt xà gồ/khung kèo
Khung kèo là nền tảng chịu lực chính, vì vậy cần thi công đúng theo bản vẽ thiết kế, sử dụng thép hộp hoặc thép chữ C mạ kẽm để tăng độ bền và khả năng chịu lực. Khoảng cách giữa các thanh xà gồ nên tính toán theo tải trọng mái và chiều dài tôn để đảm bảo phân bố đều lực, không bị võng khi có gió mạnh. Các mối nối và liên kết khung phải được hàn hoặc siết chặt bằng bu lông. Đặc biệt, cần kiểm tra độ nghiêng mái phù hợp (tối thiểu từ 10–15 độ) để nước mưa thoát nhanh, tránh ứ đọng gây rỉ sét hoặc dột.
Gia cố hệ thống khung, xà gồ chắc chắn
Lắp đặt tôn đúng hướng và đúng kỹ thuật
Sau khi hoàn thiện phần khung, tiến hành lắp đặt tôn theo đúng chiều sóng tôn, đảm bảo chồng mí tối thiểu 1 sóng (đối với tôn sóng tròn) hoặc 2–3 cm (đối với tôn giả ngói). Tấm tôn cần được nâng lên nhẹ nhàng, tránh làm móp méo, trầy xước lớp sơn bảo vệ. Bắt đầu lợp từ mái thấp lên mái cao và từ bên trái sang phải (hoặc ngược lại tùy hướng gió chính). Nếu có mái che lớn, nên chia thành từng đoạn nhỏ để lợp, tránh thi công dàn trải dễ bị lệch khớp nối.
Lắp đặt tôn cần được thực hiện đúng kỹ thuật để mang lại an toàn tối ưu cho công trình
>> Xem thêm: Hướng dẫn lắp đặt tôn giả ngói siêu chi tiết
Cố định tôn bằng vít chuyên dụng và ke tăng cứng
Việc cố định tôn rất quan trọng trong chống giông lốc. Sử dụng vít bắn tôn đầu dù có gioăng cao su để tránh nước mưa thấm qua lỗ bắn. Vít cần được bắn thẳng, đều, không quá chặt gây móp sóng tôn. Khoảng cách vít từ 30–50cm tùy loại tôn và độ dốc mái.
Đối với những khu vực thường xuyên có gió lớn, nên gia cố thêm bằng ke chống giật (ke tăng cứng) ở các đầu hồi và đỉnh mái. Các vị trí giáp ranh như mái nối, mái đua cần bắt vít kỹ lưỡng, có tôn úp nóc và phụ kiện đi kèm để tránh bị gió lật mép.
Lắp đặt nẹp, ke chống bão và tôn trang trí hoàn thiện
Cuối cùng là lắp đặt nẹp và ke chống bão. Các thanh nẹp (nẹp chữ L, nẹp chữ Z hoặc C) được gắn dọc theo mép mái để giữ các tấm tôn không bị xé gió. Ở các góc mái, dùng ke chống bão hoặc bản mã bằng thép để cố định các đầu nối.
Ngoài ra, lắp thêm tôn úp nóc, tôn úp hông và máng xối không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn bảo vệ mái trước mưa lớn, gió giật. Tất cả các chi tiết này cần được bắn vít chắc chắn, dùng keo silicon chống thấm tại các điểm giao nhau.
Ke chống bão được sử dụng để chống bão cho mái tôn
3. Biện pháp gia cố và chống bão
Việc áp dụng các biện pháp gia cố và chống bão là điều cần thiết để bảo vệ an toàn cho công trình và người sử dụng. Dưới đây là những phương pháp phổ biến, hiệu quả cao trong việc chống bão cho mái tôn.
Sử dụng nẹp/ke chống bão
Đây là phương pháp kỹ thuật cơ bản và quan trọng nhất trong thi công mái tôn ở vùng hay xảy ra giông lốc. Nẹp và ke chống bão được lắp tại các điểm yếu như mép mái, đỉnh mái và các vị trí giao nhau giữa mái với tường hoặc các phần nhô ra.
Ke chống bão thường là các bản mã hoặc thanh thép góc được bắt chặt vào khung kèo/xà gồ bằng bu lông nở hoặc vít tự khoan, nhằm tăng khả năng cố định của hệ mái. Việc lắp đúng vị trí, đủ số lượng ke nẹp là yếu tố tiên quyết giúp mái tôn đứng vững trong gió lớn.
Gia cố mái tôn chắc chắn ở mọi góc
Dùng bao cát để đè mái tạm
Với các mái nhà tạm, mái che nhà xưởng, mái lợp tạm thời bằng bạt hoặc tôn mỏng, việc đặt các bao cát hoặc bao nước dọc theo mép mái sẽ giúp tăng trọng lượng, làm mái bám chặt hơn vào khung đỡ. Bao cát nên được đặt đều, không quá nặng để tránh gây sập mái, nhưng đủ để giảm khả năng mái bị thổi bay. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng trong thời gian ngắn hoặc các công trình tạm thời.
Tăng trọng lượng mái bằng cách bổ sung vật liệu nặng
Đối với mái tôn đã thi công cố định nhưng vẫn chưa đủ chắc chắn, có thể tăng trọng lượng mái bằng cách gắn thêm vật liệu gia cố như tấm bê tông mỏng, lưới thép hoặc vật liệu nặng nhưng không gây hư hại mái. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tính toán kỹ lưỡng để tránh quá tải lên khung kèo, gây võng hoặc sập mái. Ngoài ra, cần đảm bảo rằng vật liệu bổ sung được cố định chắc chắn, tránh biến chúng thành “vật thể bay” nguy hiểm trong bão.
Chặt tỉa cành cây quanh nhà
Một nguyên nhân gây hư hỏng mái tôn thường bị bỏ qua chính là cây cối xung quanh. Những cành cây cao, khô, mục hoặc mọc gần mái rất dễ bị gió bẻ gãy và rơi đè lên mái, làm thủng, móp hoặc bật tôn. Trước mùa bão, việc kiểm tra, chặt tỉa cành cây thường xuyên là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả, giảm nguy cơ thiệt hại. Nên ưu tiên giữ lại cây xanh thấp, tán rộng, có bộ rễ khỏe để chắn gió, đồng thời loại bỏ cây cao yếu, dễ đổ.
Cắt tỉa các cây lớn xung quanh nhà để bảo vệ mái tôn
Trên đây là chi tiết hướng dẫn thi công mái tôn chắc chắn, hạn chế tốc mái trong mùa giông lốc. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được phương pháp chống bão phù hợp nhất cho công trình của mình.