Khi xây dựng các công trình, nhà ở, người sử dụng đất cần chú ý đến việc xin cấp giấy phép xây dựng từ cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, vấn đề này còn không ít người chưa thông rõ, vẫn còn nhiều thắc mắc. Dưới đây Tamlopolympic.vn đã tổng hợp những điều cần biết khi xin giấy phép xây dựng nhà ở bạn nên biết.
1. Đối tượng nào cần xin giấy phép xây dựng nhà ở?
Theo Khoản 2, điều 89 Luật xây dựng năm 2014, những công trình cần xin giấy phép xây dựng được quy định như sau:
- Công trình không phải công trình bí mật nhà nước, chỉ nằm trên địa bàn của một đơn vị hành chính cấp tỉnh, được xây dựng theo kế hoạch.
- Những công trình không thuộc dự án đầu tư được Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch uỷ ban nhân dân quyết định xây dựng.
- Công trình xây tuyến ngoài đô thị không phù hợp với quy hoạch.
- Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nhưng không có quy hoạch chi tiết.
- Các công trình ở nông thôn, khu vực chưa có quy hoạch cụ thể.
- Các công trình nhà ở thuộc dự án phát triển đo thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô trên 07 tầng và tổng diện tích mặt sàn 500m2 không có quy hoạch.
2. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở bao gồm những gì?
Điều cần biết khi xin giấy cấp phép xây dựng
Để quá trình xin giấy phép xây dựng không bị gián đoạn, chờ đợi gây mất thời gian, người sử dụng đất cần lưu ý cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị giấy cấp phép xây dựng công trình
- Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
- Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình, bao gồm diện tích mặt bằng, mục đích sử dụng,...
- Người sử dụng đất cần cung cấp thêm bản cam kết đảm bảo an toàn đối với các công trình xây dựng thiết kế liền kề.
Có thể bạn quan tâm: 5 mẫu nhà 2 tầng 100m2 đẹp và sang trọng
3. Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở mới nhất năm 2021?
Quá trình xin giấy phép xây dựng cần trải qua 3 bước sau:
Bước 1: Trước tiên bạn cần nộp giấy tờ, hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi bạn chuẩn bị xây nhà và muốn xin cấp phép xây dựng.
Bước 2: Sau khi đã nộp hồ sơ, bạn cần chờ 1 vài hôm để bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, nếu hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu thì bạn sẽ được viết giấy biên nhận và được phép tiến hành xây dựng, khi hồ sơ không đủ yêu cầu bạn cần cung cấp thêm giấy tờ cần thiết theo quy định. Trong trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp phép cần thông báo cho người sử dụng đất bằng văn bản cũng như cho họ biết lý do, báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo.
Bước 3: Tiếp đó, người sử dụng đất sẽ tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Khi đó, người sử dụng đất sẽ nhận được hồ sơ có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền hoặc đối với trường hợp không được cấp giấy xây dựng sẽ nhận được văn bản trả lời.
4. Một số thắc mắc về việc xin giấy phép xây dựng
Trong quá trình chuẩn bị xây nhà, chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép xây nhà, không ít gia chủ thấy bối rối, thắc mắc về việc làm sơ, đặc biệt là thời gian hoàn thiện, dưới đây Tấm Lợp Olympic sẽ cung cấp thông tin cho các bạn.
4.1. Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở?
Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị, thời gian giải quyết trong khoảng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ cơ quan có thẩm quyền 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn.
Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp phép nhà ở
Trường hợp đến thời hạn cấp giấy nhưng cần xem xét thêm hồ sơ thì cơ quan cần cấp giấy thông báo bằng văn bản, đồng thời báo lý do cho người sử dụng đất và báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.
Có thể bạn quan tâm: Tôn lợp mái cao cấp kim cương
4.2. Không có giấy phép xây dựng phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 5 điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, mức xử phạt khi tổ chức thi công trình không có giấy phép xây dựng như sau:
Mức phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng:
a) Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đ
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
c) Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trên đây là những thông tin, những điều cần biết khi xin giấy phép xây dựng nhà ở bạn cần biết. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc xin giấy phép xây dựng.