Tìm hiểu: các nghi thức nhập trạch theo vùng miền Việt Nam 

Tìm hiểu: các nghi thức nhập trạch theo vùng miền Việt Nam 

Đóng vai trò là sợi dây kết nối linh thiêng giữa con người với thần linh, nghi lễ nhập trạch là một thủ tục quan trọng mỗi khi gia chủ thay đổi nơi cư trú với mong muốn mang lại may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình. Tuy nhiên, nghi thức này lại có sự khác nhau ở mỗi vùng miền, thể hiện mang dấu ấn văn hóa đặc trưng của từng địa phương. Trong bài viết dưới đây, bạn sẽ có cơ hội khám phá các nghi thức nhập trạch theo vùng miền Việt Nam để hiểu hơn về nền văn hóa tín ngưỡng độc đáo của người Việt, cùng tìm hiểu nhé. 

Danh mục nội dung

1. Tại sao cần làm lễ nhập trạch?

2. Khám phá các nghi thức nhập trạch theo vùng miền

2.1. Nghi thức nhập trạch của miền Bắc

2.2. Nghi thức nhập trạch của miền Trung

2.3. Nghi thức nhập trạch của miền Nam

3. Những điều kiêng kỵ khi làm lễ nhập trạch

Làm lễ nhập trạch để khai báo với các vị thần linh, thổ địa cầu mong may mắn, thuận lợi cho gia đình

Quan niệm dân gian cho rằng mỗi vùng đất đều có một vị thần linh cai quản, do đó, khi chuyển đến sinh sống tại một ngôi nhà mới, gia chủ cần làm tiến hành làm lễ về nhà mới để khai báo với thần linh, thổ địa. Lễ nhập trạch đóng vai trò là sự kết nối giữa thần linh và con người, thể hiện mong cầu có được 1 cuộc sống an lành, sung túc, mọi sự thuận buồm xuôi gió, đồng thời mang đến sự thoải mái, yên tâm và gắn kết cho gia đình khi sinh sống tại ngôi nhà mới. 

Nếu đã hiểu rõ về ý nghĩa của lễ nhập trạch, liệu bạn có biết rằng các nghi thức nhập trạch tại từng vùng lại có những điểm khác biệt riêng? Cùng Mỹ Việt tìm hiểu chi tiết hơn dưới đây nhé. 

2.1. Nghi thức nhập trạch của miền Bắc

Mâm ngũ quả là một trong những lễ vật không thể thiếu trong lễ nhập trạch

Nghi lễ nhập trạch của miền Bắc được tiến hành tuần tự, đầy đủ các bước cần thiết trong một bầu không khí trang nghiêm, long trọng nhất. Theo đó, trước khi làm lễ, gia chủ sẽ cần chọn ngày, giờ hoàng đạo theo tuổi của gia chủ, đồng thời đảm bảo không gian nhà mới đã được dọn dẹp sạch sẽ, để thể hiện sự thành kính đối với các vị thần linh, đồng thời, đảm bảo “nhập trạch đúng vía”, mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. Tiếp theo, gia chủ sẽ chuẩn bị đầy đủ lễ vật theo đúng truyền thống bao gồm:

  • Mâm ngũ quả
  • Hương, hoa, đèn, nến
  • Trầu cau, bánh kẹo, muối – gạo
  • Xôi gấc, gà luộc, rượu, trà
  • Vàng mã

Cùng với đó là những nghi thức nhập trạch được tiến hành theo 1 quy trình cố định, cụ thể:

  • Bát hương và bài vị tổ tiên, người thân sẽ được gia chủ (trưởng nam) chuyển vào nhà trước, tiếp sau đó là bếp lửa, nước sạch, gạo muối, vừa thể hiện sự kính trọng với tổ tiên, thần linh, vừa thể hiện ước mong một cuộc sống ấm no, đủ đầy. 
  • Gia chủ sẽ thắp hương, đồng thời đọc bài văn khấn mời thần linh, tổ tiên và thổ địa về an vị tại nhà mới.
  • Tiến hành đốt vàng mã và rải muối hoặc gạo quanh nhà, chú ý rải ở cửa chính giúp hóa giải mọi vận xui cho gia chủ. 
  • Bật đèn sáng, đun 1 ấm nước sôi và nấu bữa cơm để gia đình cùng ăn, gọi là “ăn cơm nhà mới” giúp khai vận sinh khí, đồng thời đảm bảo gia đình được vui vẻ, hạnh phúc 

Tham khảo: Bật mí 5 kiểu nhà có phong thủy đại cát cho gia chủ

2.2. Nghi thức nhập trạch của miền Trung

Nghi thức đun nước cầu chúc may mắn, bình an cho gia đình

Khác với những nghi thức mang đậm nét truyền thống của miền Bắc, lễ nhập trạch miền Trung có phần giản dị hơn, gắn liền với tín ngưỡng “thờ thần Đất, Bà Mụ, Thổ công, Táo quân” nhưng đồng thời vẫn thể hiện được sự trang nghiêm, kính cẩn của gia chủ. Lễ vật khi làm lễ ở miền Trung được chuẩn bị đầy đủ với ngũ quả, xôi, gà luộc, trà, rượu, hương, vàng mã,... nhưng sẽ được chia thành 2 phần riêng biệt là mâm cúng thần linh và mâm cúng gia tiên, có thể bổ sung thêm các loại bánh truyền thống, trầu cau, tùy theo nhu cầu của gia chủ. 

Các nghi thức nhập trạch của miền Trung cũng đơn giản hơn miền Bắc và được Tôn Olympic bật mí cụ thể dưới đây:

  • Gia chủ hoặc trưởng bối trong nhà sẽ thắp hương và đọc văn khấn trình diện thần linh và mời tổ tiên về nhà mới cùng gia đình. 
  • Rải muối, gạo quanh cửa và các góc nhà và đốt vàng mã, tiền âm phủ
  • Đun nước, bật đèn, có thể đốt trầm hương tạo sinh khí, cầu chúc gia đình bình an, sung túc. 

2.3. Nghi thức nhập trạch của miền Nam

Lễ nhập trạch của miền Nam gắn liền với ngày khai trương, cúng Thần tài - Thổ địa 

Vẫn chú trọng tính đơn giản và linh hoạt, lễ nhập trạch của miền Nam cũng không quá chú trọng hình thức và thường gắn liền với ngày khai trương, cúng Thần tài - Thổ địa với ý nghĩa cầu mong một khởi đầu thuận lợi, may mắn, làm ăn, buôn bán phát đạt. Mâm cúng lễ nhập trạch của miền Nam không quá cầu kỳ nhưng vẫn đầy đủ các lễ vật chính như: mâm ngũ quả, xôi, gà luộc, heo quay, trà, rượu, hương, hoa, đèn, nến,... tùy thuộc nhu cầu của gia đình. Cùng với đó là các nghi thức nhập trạch được tiến hành tuần tự, nhanh chóng, cụ thể:

  • Gia chủ mang bếp lửa, gạo, nước vào trước với ý nghĩa "mang sự sống vào nhà"
  • Đặt lễ vật ở ban thờ chính (thường là bàn thờ gia tiên và Thổ công).
  • Đốt hương và đọc bài khấn trình diện trước thần linh và bày tỏ lòng thành cùng những ước mong khi chuyển vào nhà mới 
  • Đốt vàng mã, rải muối gạo quanh nhà và quanh cửa 
  • Gia chủ có thể mời bạn bè, người thân đến ăn mừng tân gia sau khi kết thúc lễ. 

Bên cạnh việc tìm hiểu những nghi thức làm lễ nhập trạch, việc nắm được những điều kiêng kỵ khi làm lễ cũng rất quan trọng, giúp gia chủ tránh được vận xui, đem lại may mắn, bình an cho cả gia đình.  

  • Không cãi nhau: những lời cãi vã và thái độ tức giận của gia chủ sẽ châm lửa cho những mối bất hoà xảy ra sau này. Chính vì vậy, gia chủ phải nói nhiều lời tốt đẹp, giúp thu hút vận khí, tài lộc, giúp ngăn chặn vận xui hiệu quả. 
  • Chậm - trễ giờ khi chuyển nhà cũng cần được hạn chế vì có thể làm giảm vận khí, ảnh hưởng tới các công việc sau này của gia chủ, gia tăng vận xui và có thể gây bất hòa, lục đục nội bộ. 
  • Một điều kiêng kỵ khác được thầy phong thủy nhắc nhở gia chủ khi làm lễ nhập trạch chính là “đi tay không”. Hành động này biểu trưng cho sự thiếu thốn, nghèo nàn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài vận, may mắn của gia chủ. 

Hy vọng những thông tin về các nghi thức nhập trạch theo vùng miền Việt Nam được bật mí trong bài viết trên có thể giúp gia chủ tiến hành làm lễ một cách chính xác và nhanh chóng nhất nhé. 

Tin tức khác