Bỏ túi ngay cách thức tính độ dốc mái tôn đúng kỹ thuật

Bỏ túi ngay cách thức tính độ dốc mái tôn đúng kỹ thuật

Độ dốc phù hợp không chỉ mang lại dáng vẻ thanh thoát cho mái tôn mà còn góp phần rất quan trọng giúp tăng khả năng thoát nước của mái trong những ngày mưa lớn. Chính vì độ dốc mái tôn có vai trò quan trọng như vậy nên trong bài viết này hãy cùng với Tamlopolympic.vn tìm hiểu ngay về cách tính độ dốc mái tôn đúng kỹ thuật nhé!

Danh mục nội dung

 1. Vì sao cần xác định độ dốc mái tôn?

 2. Tiêu chuẩn về độ dốc mái tôn cho từng loại công trình

 3. Công thức tính độ dốc mái tôn đơn giản

 4. Những chú ý nên nhớ khi tính độ dốc mái tôn

1. Vì sao cần xác định độ dốc mái tôn?

Chắc hẳn những mái tôn nghiêng nghiêng đã không còn là hình ảnh xa lạ với các gia chủ. Chỉ số quyết định độ nghiêng này được gọi là độ dốc mái tôn. 

Độ dốc mái tôn khác nhau sẽ tạo nên những hình dáng mái độc đáo và khác biệt, vì vậy đây chính là một yếu tố rất được các kiến trúc sư chú trọng khi thiết kế mái công trình. 

Độ dốc quyết định khả năng thoát nước của mái tôn

Độ dốc quyết định khả năng thoát nước của mái tôn

Bên cạnh giá trị về mặt thẩm mỹ, độ dốc còn có vai trò quyết định đến khả năng thoát nước và chi phí lắp đặt mái tôn. Nếu độ dốc quá nhỏ sẽ khiến nước mưa tồn đọng trên mái, lâu ngày làm biến dạng bề mặt tôn và nghiêm trọng hơn là gây thấm dột, xuống cấp toàn bộ hệ thống mái. Ngược lại, khi mái với độ dốc lớn sẽ có khả năng thoát nước nhanh, tuy nhiên sẽ đòi hỏi số lượng vật liệu xây dựng lớn hơn gây tốn kém chi phí.

Chính vì vậy, xác định một độ dốc mái tôn phù hợp không những giúp gia tăng vẻ đẹp của công trình mà còn góp phần kéo dài tuổi thọ và tiết kiệm chi phí lắp đặt mái.

2. Tiêu chuẩn về độ dốc mái tôn cho từng loại công trình

Những công trình khác nhau sẽ đòi hỏi độ dốc mái khác nhau

Những công trình khác nhau sẽ đòi hỏi độ dốc mái khác nhau

Độ dốc mái có ý nghĩa quan trọng đến vậy, tuy nhiên làm sao để xác định được độ dốc phù hợp với công trình? Lời khuyên cho bạn chính là dựa vào những đặc điểm của từng loại công trình:

+ Nhà ở: Theo kinh nghiệm xây dựng của nhiều nhà thầu thì mái tôn cho công trình nhà ở dân dụng nên có độ dốc tối thiểu là 10% để đảm bảo được khả năng thoát nước hiệu quả nhất.

+ Nhà xưởng, nhà kho, nhà tiền chế: Những công trình này thường có diện tích lớn hơn rất nhiều so với nhà ở, vì vậy ngay cả khi mái tôn được thiết kế thoải hơn thì vẫn đảm bảo được khả năng thoát nước. Độ dốc tối thiểu cho mái tôn dạng này là 8% và tối đa là 30%.

+ Tầng hầm: Nhìn chung độ dốc mái tôn tầng hầm thường không cố định và phụ thuộc nhiều vào độ sâu cũng như hướng xây dựng. Nếu tầng hầm càng ở sâu thì mái tôn càng được thiết kế thoải hơn và ngược lại. Tuy nhiên, để đảm bảo được công năng, mái tôn tầng hầm không nên vượt quá 20%.

+ Mái tôn sàn bê tông: Để khả năng thoát nước được diễn ra hiệu quả nhất, mái tôn lợp sàn bê tông phải đảm bảo có độ dốc lớn hơn 15%.

Bên cạnh những tiêu chuẩn trên, gia chủ cũng nên xét đến đặc điểm về hình dáng mái, hướng nhà và mặt bằng xây dựng để lựa chọn độ dốc phù hợp nhất với công trình. 

Xem thêm: Bí kíp tính diện tích mái tôn chính xác nhất cho công trình của bạn

3. Công thức tính độ dốc mái tôn đơn giản

Cách tính độ dốc mái tôn 

Cách tính độ dốc mái tôn 

Trước khi nhấc máy tính lên và tính toán còn có một vấn đề mà gia chủ nên chú ý đó chính là phân biệt giữa độ dốc mái và góc dốc mái tôn:

+ Độ dốc mái là độ nghiêng của mái tôn được tính bằng đơn vị %. Độ dốc mái được tính bằng tỷ số giữa chiều cao và chiều dài của mái tôn nhân 100%:

i = H/ L x 100%

+ Góc dốc mái cũng đo độ nghiêng của mái tôn nhưng chúng được tính bằng đơn vị độ. Công thức tính góc dốc là:

Góc dốc = arctang (H/ L)/ 3,14 x 180

Giả sử bạn muốn lợp mái với chiều cao 1,5m và chiều dài là 15m thì độ dốc mái sẽ là:

i = 1,5/ 15 x 100% = 10%

Khi đó góc dốc của mái tôn công trình sẽ là:

Góc dốc = arctang (1,5/ 15)/ 3,14 x 180 = Khoảng 5,7 độ

Trong trường hợp bạn biết trước độ dốc vậy làm sao để xác định góc dốc? Giả sử độ dốc mái tôn của bạn là 100% thì ta có:

H/ L x 100%= 100% => H/ L = 1

=> Góc dốc = arctang (1)/ 3,14 x 180 = 45 độ

Vì công thức tính góc dốc tương đối phức tạp, vì vậy khi tính toán bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của máy tính để thu được kết quả chính xác nhất.

4. Những chú ý nên nhớ khi tính độ dốc mái tôn

Cuối cùng, để hoàn thiện bản hướng dẫn tính độ dốc mái tôn chi tiết hãy cùng điểm qua những chú ý quan trọng dưới đây nhé:

+ Độ dốc cần phù hợp với loại tôn lợp mái: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tôn lợp mái khác nhau, trong đó tôn sóng tròn có khả năng thoát nước khá hạn chế nên đòi hỏi mái phải có độ dốc lớn, trong khi tôn sóng vuông có chân sóng cao cho phép thoát nước nhanh nên phù hợp với thiết kế mái nhà thoải hơn. Ngoài kiểu thiết kế tôn quen thuộc như trên, thương hiệu tôn Olympic còn cung cấp sản phẩm tôn sóng ngói với nhiều màu sắc từ đơn giản, trang nhã đến cao cấp, sang trọng giúp đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các gia chủ.

Tôn giả ngói Olympic cao cấp và sang trọng

Tôn giả ngói Olympic cao cấp và sang trọng

Để đặt mua tôn lợp mái Olympic chính hãng xin vui lòng gọi đến tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) để nhận được tư vấn chi tiết hoặc Tổng đài CSKH 1800 5777 86 (miễn phí cước gọi đến) nếu có câu hỏi cần được giải đáp.

+ Độ dốc mái cần phù hợp với lưu lượng mưa: Do đặc điểm địa hình của mỗi vùng miền mà lưu lượng mưa hàng năm ở những khu vực khác nhau sẽ có sự chênh lệch rất lớn. Nếu bạn sống ở khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão và mưa lớn quanh năm thì bạn nên lắp đặt mái tôn với độ dốc lớn hơn để gia tăng khả năng thoát nước và chống thấm dột.

Độ dốc mái phù hợp với hướng nhà hạn chế tình trạng hắt mưa

Độ dốc mái phù hợp với hướng nhà hạn chế tình trạng hắt mưa

+ Độ dốc mái cần phù hợp với hướng nhà: Thông thường nhà hướng Đông Nam sẽ chịu mưa hắt nhiều vào mùa Hè, hướng Đông Bắc sẽ hứng lượng mưa lớn vào mùa Đông, vì vậy nếu bạn quyết định xây nhà theo hai hướng này thì nên lựa chọn thiết kế mái dốc cao để việc thoát nước diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhìn chung hướng Nam được coi là hướng phù hợp nhất để xây nhà trên cả khía cạnh khoa học và phong thủy.

Đến đây có lẽ đã đến phần kết của bài viết này, mong rằng cách tính độ dốc mái tôn đơn giản, chính xác mà Tamlopolympic.vn vừa cung cấp ở trên sẽ trở thành công cụ hữu ích giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho những công trình trong tương lai.

Tin tức khác