Hướng dẫn cách tính chi phí xây nhà 2 tầng giúp tiết kiệm tối đa

Hướng dẫn cách tính chi phí xây nhà 2 tầng giúp tiết kiệm tối đa

Nhu cầu về nhà ở tăng cao trong khi diện tích đất sinh hoạt không đủ để đáp ứng chính là một vấn đề “đau đầu” hiện nay tại không chỉ các thành phố lớn mà còn cả những vùng nông thôn. Trong bối cảnh đó, nhiều gia chủ đã lựa chọn thiết kế nhà 2 tầng như một giải pháp tối ưu cho gia đình mình. Vậy nhà 2 tầng có những ưu điểm gì và đâu là cách tính chi phí xây nhà 2 tầng giúp tiết kiệm tối đa, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Tamlopolympic.vn để biết thêm chi tiết nhé!

Danh mục nội dung

1. Xây nhà 2 tầng mang lại lợi ích gì?

2. Phương pháp tính chi phí xây nhà 2 tầng

     2.1.Cách xác định diện tích xây dựng nhà 2 tầng

     2.2.Đơn giá xây nhà 2 tầng 

     2.3.Ví dụ chi tiết cách tính chi phí xây nhà 2 tầng

3. Các loại chi phí khác khi xây nhà 2 tầng

1. Xây nhà 2 tầng mang lại những lợi ích gì?

Nhiều gia chủ trong quá trình cân nhắc giữa thiết kế nhà 2 tầng và nhà cấp 4 thường dễ dàng nghiêng về lựa chọn thứ 2 vì chi phí xây dựng ngôi nhà 1 tầng thường rẻ hơn nhiều so với một công trình nhiều tầng trên cùng một diện tích đất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những lợi ích mà một ngôi nhà 2 tầng mang lại cho gia hoàn toàn vượt xa khỏi nhưng hạn chế về mặt chi phí:

+ Tối ưu diện tích xây dựng: Một điều hiển nhiên rằng trên cùng một diện tích đất như nhau thì ngôi nhà 2 tầng sẽ cho phép gia chủ có thể bố trí được nhiều phòng chức năng hơn so với một ngôi nhà cấp 4. 

+ Tạo không gian riêng tư: Với thiết kế nhà 1 tầng, phòng ngủ, phòng bếp và phòng khách trong một ngôi nhà sẽ được bố trí trong cùng một không gian. Điều này thường làm mất đi cảm giác yên tĩnh và riêng tư của mỗi thành viên trong gia đình. Ngược lại với một mẫu nhà 2 tầng, gia chủ hoàn toàn có thể đảm bảo được sự riêng tư của các thành viên trong khi vẫn duy trì được không gian sinh hoạt chung của cả gia đình.

Xây nhà 2 tầng là một khoản đầu tư cho tương lai

Xây nhà 2 tầng là một khoản đầu tư cho tương lai

+ Đầu tư cho tương lai: Nhiều gia chủ thường “tặc lưỡi” cho rằng nhà mình có 3 người thì việc gì phải xây nhà 2 tầng cho tốn kém. Điều này có thể đúng ở thời điểm hiện tại, nhưng về lâu dài thì sao? Nhiều trường hợp con cái sau khi lập gia đình sẽ ở cùng với gia đình bố mẹ, khi đó chắc hẳn ngôi nhà 1 tầng sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu của cả 2 gia đình rồi. Chính vì vậy, thay vì xây một ngôi nhà cấp 4 rồi tốn thêm nhiều thời gian và chi phí để cơi nới thêm tầng, vì sao ngay từ đầu bạn lại không đầu tư cho một ngôi nhà 2 tầng khang trang và rộng rãi.

2. Phương pháp tính chi phí xây nhà 2 tầng

Hiện nay có 2 phương pháp tính toán chi phí xây nhà được áp dụng: Thứ nhất là thông qua việc liệt kê tất cả các khoản mục chi phí, thứ 2 là tính toán dựa trên đơn giá xây dựng theo m2. Vì phương pháp thứ 1 tương đối phức tạp và đòi hỏi gia chủ phải là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, do đó dưới đây chúng ta hãy cùng tham khảo cách xác định chi phí theo m2 đang được ứng dụng phổ biến hiện nay.

2.1. Cách xác định diện tích xây dựng nhà 2 tầng

Chi phí xây nhà theo m2 sẽ được tính toán theo công thức:

Chi phí = Diện tích xây dựng x Đơn giá xây nhà/m2

Chính vì vậy trước khi tính toán chi phí, gia chủ cần xác định đúng diện tích của ngôi nhà 2 tầng mà bạn muốn xây dựng. Dưới đây là cách xác định diện tích xây dựng cho những phần khác nhau của công trình:

Móng:

+ Móng băng: 20% diện tích tầng trệt

+ Móng bè: 50% diện tích tầng trệt

Tầng:

+ Trệt (tầng 1): 100% diện tích

+ Tầng 2: 100% diện tích

Xác định diện tích là một bước không thể thiếu khi tính toán chi phí xây dựng

Xác định diện tích là một bước không thể thiếu khi tính toán chi phí xây dựng

Mái:

+ Mái tôn: 30% diện tích

+ Mái bê tông: 50% diện tích

+ Mái ngói kèo sắt: 70% diện tích

+ Mái ngói bê tông cốt thép: 100% diện tích

+ Phần không có mái che (sân thượng, sân phơi): 50% diện tích

Sân vườn và cầu thang:

+ Sân: 70% diện tích

+ Cầu thang: 100% diện tích

Xem thêm: Cách tính chi phí xây nhà ống 3 tầng

2.2. Đơn giá xây nhà 2 tầng:

Đơn giá xây dựng là khoản chi phí xây nhà được tính theo m2, chúng bao gồm một số loại như sau:

Đơn giá nhân công: từ 1,4 đến 1,7 triệu/m2

Đơn giá phần thô và nhân công hoàn thiện: từ 3,2 đến 3,5 triệu/m2

Đơn giá xây nhà trọn gói:

+ Vật tư trung bình: 4.500.000VNĐ/m2

+ Vật tư trung bình khá: 4.800.000VNĐ/m2

+ Vật tư khá: 5.200.000VNĐ/m2

+ Vật tư tốt: 5.500.000VNĐ/m2

Nhìn vào đây chắc hẳn gia chủ cũng dễ dàng nhận thấy được rằng nếu bạn sử dụng nguyên vật liệu chất lượng càng cao thì chi phí xây dựng lại càng tốn kém. Tuy nhiên bạn có nên vì thế mà lựa chọn những vật liệu có chất lượng thấp để tiết kiệm ngân sách? Lời khuyên cho bạn chính là “Không nên”. Nguyên vật liệu chính là cái cốt lõi của một công trình, cốt lõi có vững thì công trình mới bền đẹp, mới có thể tồn tại lâu dài. Nếu cốt lõi kém chất lượng thì công trình sẽ nhanh chóng xuống cấp, đến lúc đó bạn thậm chí còn phải bỏ ra một khoản chi lớn hơn nhiều để sửa sang lại ngôi nhà của mình. 

Đơn giá vật tư có ảnh hưởng lớn đến chi phí xây nhà 2 tầng

Đơn giá vật tư có ảnh hưởng lớn đến chi phí xây nhà 2 tầng

Chính vì vậy khi cân nhắc lựa chọn địa chỉ mua nguyên vật liệu hãy tìm đến những thương hiệu uy tín và có tên tuổi trên thị trường. Ví dụ như với các sản phẩm tôn lợp mái nhà hay thép xây dựng, rất nhiều các gia chủ và chủ đầu tư hiện nay đã lựa chọn thương hiệu Olympic vì đây là thương hiệu tôn thép với chất lượng cao có giá thành rất cạnh tranh trên thị trường.

Để được tư vấn chi tiết nhất và đặt mua tôn lợp mái cho nhà 2 tầng, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài chăm sóc khách hàng 1800 5777 86 (miễn phí cước gọi đến) hoặc gọi tới tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) nhé!

2.3. Ví dụ chi tiết cách tính chi phí xây nhà 2 tầng

Ví dụ 1: Giả sử bạn muốn xây một ngôi nhà 2 tầng trên diện tích đất 50m2 với mái tôn, móng bè và sử dụng vật tư trung bình.

Diện tích xây dựng:

+ Móng: 50 x 50% = 25m2

+ Tầng: 2 x 50 x 100% = 100m2

+ Mái: 50 x 30% = 15m2

+ Tổng diện tích = 25 + 100 + 15 = 140m2

Tổng chi phí:

+ Phần thô và hoàn thiện: 140 x 3.200.000 = 448 (triệu) 

+ Trọn gói: 140 x 4.500.000 = 630 (triệu)

Tùy vào diện tích xây dựng và loại vật liệu mà chi phí thi công sẽ có sự khác biệt 

Tùy vào diện tích xây dựng và loại vật liệu mà chi phí thi công sẽ có sự khác biệt 

Ví dụ 2: Giả sử bạn muốn xây một ngôi nhà 2 tầng trên diện tích đất 80m2 với mái ngói bê tông cốt thép, móng băng, có sân vườn và sử dụng vật tư tốt.

Diện tích xây dựng:

+ Móng: 80 x 20% = 16m2

+ Tầng: 2 x 80 x 100% = 160m2

+ Mái: 80 x 100% = 80m2

+ Sân: 80 x 70% = 56m2

+ Tổng diện tích: 16 + 160 + 80 + 56= 312m2

Tổng chi phí:

+ Phần thô và hoàn thiện: 312 x 3.500.000 = Khoảng 1,1 tỷ đồng

+ Trọn gói: 312 x 5.500.000 = Hơn 1,7 tỷ đồng

3. Các loại chi phí khác khi xây nhà 2 tầng

Để trả lời câu hỏi “Xây nhà 2 tầng hết bao nhiêu tiền?”, gia chủ không những cần quan tâm tới chi phí thi công và hoàn thiện công trình mà còn phải chú ý đến nhiều khoản chi “bên lề” khác như sau:

+ Chi phí thiết kế: Bản vẽ thiết kế không chỉ giúp cho gia chủ hình dung được chi tiết nhất công trình mà mình muốn xây dựng mà nó còn giúp quá trình thi công và giám sát thi công diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên để có một bản vẽ chi tiết gia chủ sẽ phải bỏ ra một khoản tiền nhất định để thuê kiến trúc sư.

+ Chi phí cấp phép xây dựng: Để có thể bắt tay vào xây dựng gia chủ bắt buộc phải có sự cho phép về mặt luật pháp, để làm được điều này gia chủ sẽ mất một khoản chi phí để hoàn thành các khoản mục giấy tờ theo yêu cầu. Đôi khi gia chủ còn phải tốn thêm chi phí luật sư hoặc các khoản chi phí “hành lang” khác nếu khu vực xây dựng diễn ra tranh chấp.

+ Chi phí nội thất: Sau khi công trình được xây dựng hoàn thiện bạn vẫn sẽ phải bỏ ra thêm nhiều khoản tiền khác để trang trí và hoàn thiện nội thất bên trong. Tùy vào nhu cầu của từng gia chủ mà khoản chi phí này sẽ giao động rất khác nhau, tuy nhiên nhìn chung đây cũng là một danh mục “tốn kém” trong ngân sách xây dựng của bạn.

+ Chi phí phát sinh: Bên cạnh các khoản chi phí cứng, gia chủ nên dự trù riêng một khoản bằng 10% tổng chi phí xây dựng để dành cho những chi phí bất ngờ phát sinh như sửa đổi thiết kế, bổ sung nguyên vật liệu, thời gian xây dựng bị kéo dài...

Trên đây đều là những kiến thức rất bổ ích giúp gia chủ xác định tốt nhất chi phí xây dựng công trình của mình. Mong rằng sau khi đọc hết bài viết này, bạn sẽ nắm thật chắc cho mình cách tính chi phí xây nhà 2 tầng tiết kiệm và dự trù tốt những chi phí bên lề cho công trình tương lai nhé!

Tin tức khác