Lễ cất nóc

Lễ cất nóc

Lễ cất nóc là một trong nghi lễ quan trọng nhất của mỗi một công trình xây dựng (lễ động thổ, lễ cất nóc, lễ tân gia). Lễ động thổ là lễ cúng trước khi xây dựng, lễ tân gia là lễ chúc mừng gia chủ dọn về nhà mới. Vậy còn lễ cất nóc là gì? để giải đáp thắc mắc thì hãy theo dõi bài viết Lễ cất nóc và những điều bạn nên biết về lễ cất nóc nhà dưới đây cùng Tấm lợp Olympic nhé.

Danh mục nội dung

1. Lễ cất nóc là gì?

2. Ý nghĩa của nghi lễ cất nóc

3. Những điều nên biết khi thực hiện lễ cất nóc nhà

   3.1. Chọn thời điểm tốt để làm lễ

   3.2. Chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà đầy đủ chu đáo

   3.3. Chuẩn bị  văn khấn cất nóc nhà

1. Lễ cất nóc là gì?

Lễ cất nóc là một nghi thức được tiến hành vào ngày đổ trần lợp mái nhà hoặc đổ bê tông sàn mái. Lễ cất nóc sẽ được thực hiện khi mà đơn vị thi công đã hoàn tất các phần còn lại của ngôi nhà ngoại trừ phần nóc nhà. Lễ cất nóc còn có tên gọi khác đó là lễ Thượng Lương ( thượng nghĩa là trên, lương có nghĩa là xà nhà). Nhiều người cho rằng lễ này được bắt nguồn từ Trung Hoa nhưng thực tế thì không phải vậy, lễ này thì được bắt nguồn từ các nước Âu Mỹ bởi họ rất kỹ lưỡng cũng như chu đáo trong việc an cư lập nghiệp.

Lễ cất nóc diễn ra vào ngày đổ trần, lợp mái

Lễ cất nóc diễn ra vào ngày đổ trần, lợp mái

2. Ý nghĩa của nghi lễ cất nóc

Cũng như lễ động thổ, lễ cất nóc nhà mang ý nghĩa tâm linh với mong muốn việc xây dựng được diễn ra suôn sẻ thuận lợi. Ngoài ra, đây được coi như là một nghi thức thông báo và cảm tạ những vị thần phật đang ở đó việc xây dựng sắp hoàn tất. Không những vậy với mỗi công trình khác nhau, nghi lễ cất nóc sẽ có ý nghĩa khác nhau:

  • Công trình nhà ở thổ cư: với ý nghĩa mong cầu cho gia đình sau này sẽ được mạnh khỏe, làm ăn như ý thuận lợi.

  • Công trình xây dựng dự án đầu tư: thể hiện thành ý của chủ đầu tư với mong muốn công trình sẽ đạt được hiệu quả thương mại tốt.

Người xưa đã có câu “Con không cha như nhà không nóc”, vì thế mà lễ cất nóc với mỗi ngôi nhà đều vô cùng quan trọng và ảnh hưởng tới tâm linh.

Lễ cất nóc dự án đầu tư

Lễ cất nóc dự án đầu tư

>>>Xem thêm: Lễ nhập trạch và những thứ cần chuẩn bị cho lễ nhập trạch

3. Những điều nên biết khi thực hiện lễ cất nóc nhà

Vì đây là nghi lễ quan trọng nên mọi thứ cần được chuẩn bị một cách đầy đủ tươm tất nhất. Hãy cùng tham khảo những điều nên biết cũng như sắp xếp sẵn cho lễ cất nóc nhà dưới đây:

3.1. Chọn thời điểm tốt để làm lễ

Các cụ đã có câu “Tậu trâu lấy vợ làm nhà” nên xây dựng nhà cửa là một trong ba việc lớn của con người vì thế mà cần chọn ngày giờ tốt để tiến hành lễ cất nóc. Chọn được ngày giờ tốt sẽ giúp đem lại nhiều điều bình an cũng như may mắn, tài lộc gia chủ hoặc dự án. Hơn nữa, theo quan niệm văn hóa duy tâm của người phương Đông cho rằng, nếu chọn ngày giờ đẹp không chỉ mang lại điều may mắn cho gia chủ, chủ đầu tư, dự án mà còn hạn chế được những điều xung sát không mong muốn.

Chọn thời điểm tốt làm lễ với mong cầu mang lại nhiều may mắn cúng như tài lộc cho gia chủ

Chọn thời điểm tốt làm lễ với mong cầu mang lại nhiều may mắn cúng như tài lộc cho gia chủ

3.2. Chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà đầy đủ chu đáo

Một mâm lễ cúng đầy đủ sẽ thể hiện được thành ý của gia chủ với các vị thần phật và tổ tiên. Các lễ vật cần chuẩn bị cho một mâm lễ cúng thông thường sẽ bao gồm:

  • Một con heo quay hoặc một con gà luộc.
  • Một đĩa xôi hoặc bánh chưng.
  • Một đĩa muối, một đĩa gạo.
  • Một chén nước, năm chén rượu, năm chén trà.
  • Một bao thuốc, một lạng chè.
  • Năm là trầu, một quả cau.
  • Một bộ đinh vàng hoa, năm lễ tiền vàng, năm cái oản đỏ.
  • Chín bông hồng đỏ, một đĩa trái cây tròn ( 3 hoặc 5 quả).
  • Một bộ quần áo Quan thần linh, mũ, hia tất cả đều màu đỏ trừ kiếm là màu trắng.

Tùy vào mỗi vùng miền cũng như là hoàn cảnh gia đình khác nhau mà sẽ có sự thay đổi trong mâm lễ cúng.

Một số lễ vật thường có trong mâm cúng lễ cất nóc nhà

Một số lễ vật thường có trong mâm cúng lễ cất nóc nhà

3.3. Chuẩn bị văn khấn cất nóc nhà

Thường thì là bài văn khấn trong lễ cất nóc nhà là do thầy cúng chuẩn bị nhưng nếu gia chủ hoặc chủ đầu tư muốn tự khấn với mong muốn bày tỏ lòng thành tâm thì có thể tham khảo bài khấn sau đây.

Bài cúng lễ cất nóc nhà

Bài cúng lễ cất nóc nhà

Lưu ý: Lễ cất nóc nhà là một nghi thức tâm linh nên phải được diễn ra một cách thành kính và trang trọng, không nói chuyện cười đùa ầm ĩ, không nên để trẻ em đi vào khu vực làm lễ để tránh không may làm đổ mâm lễ.

4. Lựa chọn vật liệu lợp mái nhà

Có nhiều loại vật liệu lợp mái nhà khác nhau như mái ngói truyền thống, tôn lợp mái, mái ngói bờ rô xi măng…những loại vật liệu được sử dụng phổ hiện nay đó chính là tôn lợp mái nhà. Lý do mà nhiều người lựa chọn loại vật liệu này đó là chất lượng tốt, độ bền cao, khả năng cách âm cách nhiệt cũng như chịu va đập cực kỳ tốt, màu sắc mẫu mã thì đa dạng thỏa sức cho khách hàng chọn lựa theo từng kiểu công trình, giá thành thì vừa phải. Bạn có thể tham khảo tôn lợp mái Olympic của Mỹ Việt, đây là thương hiệu tôn có từ khá lâu và vô cùng quen thuộc với các gia đình tại Việt Nam. 

Tôn Olympic - công nghệ Mỹ cho người Việt

Tôn Olympic - công nghệ Mỹ cho người Việt

Để thêm chi tiết hơn về sản phẩm khách hàng hãy truy cập tamlopolympic.vn, liên hệ trực tiếp đến HOTLINE 1800 5777 86 (miễn phí cước gọi đến) nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp. Có thể mua hàng trực tiếp tại hệ thống phân phối tôn Olympic được ủy quyền chính hãng và gọi điện trực tiếp đến TỔNG ĐÀI 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.

Rất mong rằng bài viết Lễ cất nóc và những điều bạn nên biết về lễ cất nóc nhà trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn không còn lúng túng trong việc tổ chức lễ cất nóc. 

Tin tức khác