Lễ nhập trạch là một nghi lễ chuyển về nhà mới với mong muốn được thần linh phù hộ giúp đỡ gia đình gia chủ gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống cũng như công việc. Ngày nay, vì quá bận rộn mà nhiều gia đình trẻ khi dọn chuyển về nhà mới thường chỉ làm lễ nhập trạch đơn giản với mâm cúng nhỏ và tối thiểu các bước, thậm chí là còn lúng túng không biết tổ chức lễ như thế nào. Bên cạnh đó, có rất nhiều người cho rằng lễ nhập trạch rất quan trọng, qua lễ ấy sẽ được thần linh phù trợ cũng như trợ giúp cho gia đình nên không thể tổ chức sơ sài được mà cần làm đúng, đầy đủ thủ tục khi về nhà mới. Hãy cùng Tấm lợp Olympic theo dõi bài viết Lễ nhập trạch (an thổ) và những thứ cần chuẩn bị cho lễ nhập trạch dưới đây để có thể tổ chức nghi lễ nhập trạch cho ngôi nhà của bạn theo đúng yêu cầu của nghi lễ này nhé.
1. Lễ nhập trạch được hiểu như thế nào?
Nhập trạch là một từ Hán Việt, với từ “nhập” có nghĩa là vào, còn “trạch” là nhà. Nói một cách đơn giản dễ hiểu hơn đó là lễ nhập trạch là lễ chuyển dọn vào nhà mới (dùng cho cả nhà mới xây hoặc mới mua đều được). Nếu như ở ngoài đời bạn đăng ký tạm trú tạm vắng với chính quyền sở tại thì lễ này cũng giống như việc bạn đăng ký hộ khẩu với các vị thần linh và thổ địa đang cai quản ngôi nhà mới của bạn vậy.
Lễ chuyển dọn đồ vào nhà mới
Lễ nhập trạch là một nghi lễ cổ truyền trong xây dựng của người Việt Nam được lưu truyền từ bao đời nay.
2. Lễ nhập trạch có ý nghĩa gì?
Chúng ta đều thấy rằng hầu như những nghi lễ cổ truyền đều mang trong mình ý nghĩa tâm linh, cầu mong những điều tốt lành sẽ đến, tránh bớt những vận hạn, những điều xấu. Lễ nhập trạch hay là lễ động thổ cũng như vậy, theo quan niệm từ xưa của ông bà ta “Đất có thổ công, sông có hà bá”, có nghĩa là mỗi một khu vực đều sẽ có những vị thần linh trông coi, cai quản. Vì thế, việc chuyển đi chuyển đến đều cần phải làm lễ trình báo xin phép cũng như ra mắt với các vị thần linh để công việc cũng như cuộc sống sau này sẽ được thuận buồm xuôi gió, xuôi chèo mát mái, để gia đạo được thần linh phù hộ.
>>>Xem thêm: Lễ ăn mừng nhà mới là gì?
3. Những thứ cần chuẩn bị cho lễ nhập trạch
Bởi vì trong những ngày chuyển đến nhà mới sẽ rất bận rộn, sẽ có những thiếu sót nên cần nắm rõ những thứ cần chuẩn bị cho lễ nhập trạch để nghi lễ có thể diễn ra một cách thuận lợi và suôn sẻ:
3.1. Xem và lựa chọn ngày tháng tốt để chuyển nhà
Với bất cứ một ngày lễ nào thì việc xem xét lựa chọn ngày giờ tốt để cúng lễ là vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu. Một ngày chuyển nhà tốt sẽ bao gồm những yếu tố như: thuận lợi cho gia chủ, ngày hoàng đạo đẹp, nếu được ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ thì càng tốt.
Những ngày phù hợp cho việc dọn vào nhà mới, tổ chức lễ nhập trạch phải là những ngày có phần Trực Khai, Thành, Mãn. Những ngày này thì không thể xem bằng năm sinh nên cần tham khảo các thầy phong thủy và những người có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, nên chọn những ngày Kim-Thủy, đây là những ngày tốt, hành kim thì mang đến lộc tiền tài cho gia chủ (Kim chính là tiền bạc) còn thủy thì giúp bảo quản tài lộc không bị thất thoát.
Kiêng kỵ chuyển nhà vào tháng 3 và tháng 7 (tháng cô hồn)
Nên tránh chuyển nhà vào tháng đại kỵ 3 và 7, vì theo quan niệm truyền thống đây là hai tháng có quan hệ đến người ở cõi âm. Tháng 3 là tết thanh minh, tháng 7 là tết vu lan, đây đều là những tháng tưởng nhớ đến người ở cõi âm. Vì thế nếu chuyển nhà vào hai tháng này có thể kinh động đến người âm, đây được coi là điềm không tốt.
3.2. Chuẩn bị mâm lễ cúng nhập trạch
Mâm lễ cúng thông thường sẽ bao gồm:
- Bộ tam sên: 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 quả trứng vịt luộc.
- Một đĩa xôi và một con gà luộc.
- Ba ly trà, ba ly rượu, ba điếu thuốc lá.
- Hoa tươi: nên chọn hoa hồng, hoa cúc hoặc hoa ly.
- Nhang, 1 cặp nến.
- Trầu cau đã được têm sẵn.
- Ba chén hoặc hũ nhỏ đựng muối, gạo, nước.
- Vàng mã.
- Một đĩa hoa quả gồm 5 loại trái cây căng bóng bắt mắt và không bị dập nát.
Tùy vào từng miền cũng như hoàn cảnh gia đình nên sẽ có một số sự thay đổi trong mâm cúng sao cho phù hợp.
Mâm lễ cúng nhập trạch
3.3. Chuẩn bị văn khấn nhập trạch
Văn khấn nhập trạch sẽ bao gồm 2 phần đó là văn khấn gia tiên và thần linh, trình bày văn khấn thần linh trước rồi đến gia tiên. bài văn khấn với mong muốn trình bày ý tứ của gia chủ xin phép được chuyển bàn thờ, chuyển nhà đến nhà mới. Khi đọc văn khấn thì cần đọc một các trang trọng, rõ ràng mạch lạc và thành tâm.
Văn khấn lễ nhập trạch phần cúng thần linh
Văn khấn gia tiên trong lễ nhập trạch
3.4. Chuẩn bị những loại vật phẩm khác
Bên cạnh những vật phẩm chính để cúng lễ nhập trạch thì cần chuẩn bị một số vật phẩm khác: bếp than để ở chính giữa cửa, chiếu hoặc nệm đang dùng. Đặc biệt là mỗi thành viên cần cầm theo một vài đồ vật may mắn như: gạo. muối, vàng, tiền bạc, chổi mới, bếp than, bếp ga (không dùng bếp điện) và tuyệt đối đó là không được đi tay không.
Trên đây là bài viết cung cấp cho bạn thông tin về lễ nhập trạch trong xây dựng cũng như những thứ cần chuẩn bị buổi lễ. Hy vọng rằng bài viết đã đem đến bạn những điều hữu ích.