Lễ động thổ

Lễ động thổ

Trong phong tục của người Việt Nam trước khi xây dựng và sửa chữa nhà cửa thì cần làm mâm lễ cúng thần linh để được phù hộ cũng như công việc sẽ được diễn ra suôn sẻ. Để hiểu rõ hơn về tục lệ này thì hãy cùng Tấm lợp Olympic theo dõi bài viết Lễ động thổ và những lưu ý cần biết khi tổ chức lễ động thổ nhé.

Danh mục nội dung

1. Lễ động thổ là gì?

2. Nguồn gốc của lễ động thổ

3. Ý nghĩa của lễ động thổ

4. Những lưu ý cần phải biết khi tổ chức lễ động thổ

   4.1. Chọn thời điểm tốt

   4.2. Chuẩn bị vật lễ đầy đủ

   4.3 Trình tự tiến hành lễ động thổ

1. Lễ động thổ là gì?

Lễ động thổ là một kiểu nghi thức thờ cúng thần linh, thổ địa cũng như là tổ tiên của gia đình gia chủ để thông báo về việc xin chính thức được bắt tay tiến hành các hoạt động xây dựng trên mảnh đất đó. Theo quan niệm xưa, thì khi có việc phải đụng chạm đến đất đai như xây dựng nhà cửa, sửa chữa công trình… tức là động đến long mạch, thổ địa (vị thần cai quản đất đai tại khu vực ấy). Chính vì thế mà phải thờ bái dâng cúng và thông báo khấn cầu với chư thần cai quản nơi đó để mong được thần phù hộ cho việc xây dựng được tiến hành một cách suôn sẻ, được  an cư lập nghiệp thuận lợi phát đạt hơn. 

Lễ Động thổ - hay còn là lễ khởi công xây dựng

Lễ Động thổ - hay còn là lễ khởi công xây dựng

2. Nguồn gốc của lễ động thổ

Dựa theo các sách cổ Trung Hoa, nguồn gốc của lễ động thổ có từ năm 113 trước Công Nguyên. Năm đó là năm Mậu Thìn, vua đương nhiệm lúc ấy là vua Hán Vũ Đế thấy triều đình chỉ có tục lễ tế Trời hay còn gọi là lễ tế Nam giao mà lại không có lễ tế Đất nên đã triệu hợp quần thần lại để bàn bạc về việc tổ chức lễ Hậu Thổ để tạ ơn thần đất hay còn được gọi là Xã Tế.

>>>Xem thêm: Lễ cất nóc và những điều cần biết về lễ cất nóc 

Vua Hán Vũ Đế đã triệu tập quần thần để họp bàn tổ chức lễ tế Đất - bắt nguồn của lễ Động thổ

Vua Hán Vũ Đế đã triệu tập quần thần để họp bàn tổ chức lễ tế Đất - bắt nguồn của lễ Động thổ

3. Ý nghĩa của lễ động thổ

Từ xưa đến nay, các cụ thường bảo rằng “Có thờ có thiêng có kiêng có lành” vì thế mà hoạt động thờ cúng mang nặng ý nghĩa về tín ngưỡng và tâm linh. Mỗi nghi lễ trong xây dựng sẽ có ý nghĩa khác nhau, việc thực hiện lễ động thổ có mục đích chính là để cho gia chủ thể hiện lòng thành kính của mình với những vị thần linh đang ngự trị tại mảnh đất ấy. Cầu mong các vị thần phật phù hộ cho quá trình thi công được diễn ra một cách suôn sẻ, thuận lợi đồng thời cũng coi như là lời thông báo đến các vị thần linh về việc tiến hành xây dựng.

4. Những lưu ý cần phải biết khi tổ chức lễ động thổ

ĐểĐể có thể tổ chức lễ động thổ một cách thành tâm cũng như là đúng chuẩn thì nên lưu ý một vài điều sau:

4.1. Chọn thời điểm tốt

Theo quan điểm cũng như tín ngưỡng dân gian, việc lựa chọn thời điểm tốt để khởi công xây dựng, tu sửa là việc vô cùng quan trọng. Chọn thời điểm tốt với hi vọng mong mọi việc sẽ được diễn ra thuận lợi, cuộc sống công việc sau này sẽ được phù hộ và trở nên phát đạt. Ngoài ra, chọn thời điểm tốt để tổ chức lễ động thổ thì sẽ bao gồm: chọn người làm lễ động thổ, chọn tuổi làm nhà, chọn ngày giờ hoàng đạo, chọn hướng xây dựng theo tuổi, hợp phong thủy. Gia chủ nên tham khảo ý kiến từ các thầy cúng cũng như là những người có chuyên môn trong lĩnh vực này để lựa chọn được ngày tốt làm lễ động thổ.

Chọn ngày giờ hoàng đạo tổ chức lễ động thổ với hy vọng mọi việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi

Chọn ngày giờ hoàng đạo tổ chức lễ động thổ với hy vọng mọi việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi

4.2. Chuẩn bị vật lễ đầy đủ

Mâm lễ cúng thông thường bao gồm:

  • Một bộ tam sên ( 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc).
  • Một con gà luộc.
  • Một đĩa xôi, một bát gạo, một bát nước, một đĩa muối.
  • Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả theo mùa, màu sắc bắt mắt, căng bóng, không bị dập nát.
  • Một bộ quần áo Quan thần linh, mũ và hia đỏ, kiếm trắng.
  • Một đinh vàng hoa, năm cái oản đỏ, năm lễ tiền vàng.
  • Rượu trắng, một bao thuốc lá, chè

Dựa vào từng khu vực vùng miền khác nhau cùng với điều kiện hoàn cảnh gia đình không giống nhau mà sẽ có sự thay đổi chút ít về mâm lễ cúng. Việc thay đổi trong mâm cúng sẽ không ảnh hưởng lớn tới ý nghĩa của lễ mà điều quan trọng nhất đó chính là sự thành tâm của gia chủ. 

Mâm lễ cúng động thổ

Mâm lễ cúng động thổ

4.3 Trình tự tiến hành lễ động thổ

  • Với gia chủ

Sau khi chọn xong thời điểm để tổ chức lễ động thổ và chuẩn bị đầy đủ vật lễ thì gia chủ bày biện mâm cúng lễ đã chuẩn bị sẵn lên một cái bàn giữa công trình. Thắp 2 cây nén nhang với nam, 9 nén nhang với nữ, cắm 3 nén nhang trên mâm, 3 nén dưới đất, 1 nén để vái (với nữ thì là 3 nén). Khi làm lễ thì quần áo phải chỉnh tề, thắp nhang vái lạy bốn phương tám hướng rồi quay vào mâm để cầu khấn. Sau khi khấn vái xong, nhang tàn thì gia chủ hóa tiền vàng, giấy mã và giải muối gạo, tự thay động thổ bằng cách cuốc mấy nhát vào chỗ đào móng. 

  • Với đơn vị thi công xây dựng

Gia chủ cúng xong thì đến đơn vị thi công xây dựng khấn vái,  ngoài việc cúng thần hoàng thổ địa thì phải khấn thêm tổ nghề cầu mong mọi việc diễn ra thuận lợi.

Sau khi nhang đã tàn thì gia chủ sẽ đổ các chén rượu, nước ta công trình, đốt giấy vàng mã, rải muối gạo bánh kẹo ra  công trình, hoa cắm xuống đất chứ không mang về nhà. Cuối cùng gia chủ sẽ tự tay đặt viên gạch đầu tiên để khởi công xây dựng. Lưu ý là viên gạch phải đúng vị trí và không thay đổi trong suốt quá trình thi công. 

Văn khấn lễ động thổ

Văn khấn lễ động thổ

Mong rằng bài viết Lễ động thổ và những lưu ý cần biết khi tổ chức lễ động thổ đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về lễ động thổ và giúp bạn chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết để lễ động thổ diễn ra thuận lợi suôn sẻ.

Tin tức khác