Những câu hỏi thường gặp khi bắt đầu xây nhà của gia chủ

Những câu hỏi thường gặp khi bắt đầu xây nhà của gia chủ

Xây nhà là việc quan trọng của đời người, trước khi xây nhà ngoài những vấn đề về phong thuỷ, xem tuổi,... thì gia chủ cũng có không ít thắc mắc về thời gian xây hợp lý, giá thi công, giấy phép xây dựng,...Dưới đây Tamlopolympic.vn đã tổng hợp những câu hỏi thường gặp khi bắt đầu xây nhà của gia chủ, mời quý bạn đón đọc.

DANH MỤC NỘI DUNG

1. Nên xây nhà vào mùa nào? Xây vào mùa khô có tốt không?

2. Bắt đầu xây nhà khi giá vật tư giảm có tiết kiệm chi phí không?

3. Thời gian hoàn thành bản vẽ cơ sở khái quát và bản vẽ chi tiết?

4. Thời gian xin giấy phép xây dựng nhà ở dân dụng mất bao lâu?

5. Thời gian thi công hoàn chỉnh cho đến khi chính thức vào ở được là bao lâu?

6. Mua vật liệu xây dựng ở đâu uy tín?

Từ trước đến nay, nhiều gia chủ cho rằng mùa khô sẽ là thời gian lý tưởng để xây nhà, nhưng theo nguyên tắc xây dựng, điều này hoàn toàn không chính xác. Công đoạn đổ bê tông vào mùa khô sẽ dễ dàng hơn, tiến độ thi công nhanh hơn so với mùa mưa. Nhưng khi đổ mái vào mùa khô, kết cấu bề mặt bê tông sẽ bị ảnh hưởng không ít, dễ nứt gãy, giãn nở do nhiệt độ cao.

1. Nên xây nhà vào mùa nào? Xây vào mùa khô có tốt không?

những thắc mắc thường gặp về xây nhà             Xây nhà mùa mưa hay mùa khô đều có những ưu nhược điểm khác nhau

Theo kinh nghiệm thi công công trình của các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, ở 2 miền Nam Bắc sẽ có những đặc điểm về thời tiết khác nhau để cân nhắc khi xây nhà. Đối với miền Bắc, người dân có thể xây nhà vào nhiều thời điểm trong năm, nên tránh thời gian xảy ra mưa bão vào tháng 7, tháng 8 và tránh là nhà vào dịp Tết là tháng 12. Đối với miền Nam, người dân thường xây nhà vào cả 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, tuy nhiên cũng cần tránh thời điểm nắng gắt hay mưa bão lớn để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.

Với những đặc tính về thời tiết 2 miền kể trên, trước khi xây dựng, chủ nhà cần lưu ý, cân nhắc ưu, nhược điểm của mỗi mùa và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với gia đình. Khi nắm rõ những ưu nhược điểm này, gia chủ cũng dễ dàng hơn trong việc thi công thiết kế và đưa ra phương án ứng phó kịp thời.

2. Xây nhà khi giá vật tư giảm có tiết kiệm chi phí không?

Trước khi xây nhà, mọi người thường truyền tai nhau rằng nên xây nhà khi giá vật tư giảm, như vậy sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí xây nhà, song đây cũng là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực chất vật giá thị trường vật tư xây dựng, thiết bị có độ tăng, giảm khác nhau trong thời điểm. Vật giá này sẽ mang tính tỉ lệ thuận, bù trừ cho nhau, khi vật liệu này tăng thì vật liệu kia giảm hoặc ngược lại. Bởi vậy, khi tính tổng quan, mức giá sẽ chung sẽ không chênh lệch nhiều. Đôi khi giá nguyên vật liệu thô giảm thì giá thiết bị lại tăng. Theo ghi nhận, kinh nghiệm thi công, việc lựa chọn thời điểm giá vật liệu xây dựng giảm cũng không làm giảm đáng kể tổng chi phí xây nhà của bạn.

3. Thời gian hoàn thành bản vẽ cơ sở khái quát và bản vẽ chi tiết?

               Thời gian hoàn thiện bản vẽ chi tiết

Thông thường bạn sẽ cần chờ khoảng 5-7 ngày để nhận được bản vẽ cơ sở gồm mặt bằng và phối cảnh. Mặt bằng cơ sở này dựa trên sự quyết định, thống nhất của gia chủ cũng như sự góp ý của kiến trúc sư, đơn vị thi công. Sau khi đã điều chỉnh để ra được bản thiết kế theo đúng ý, đơn vị thiết kế sẽ lập bản vẽ xin cấp phép xây dựng. Sau khi có giấy phép xây dựng thì tiến hành vẽ chi tiết kỹ thuật, bố trí điện nước và kết cấu. Tuỳ theo mức độ phức tạp của công trình cũng như sự chỉnh sửa của gia chủ, bản vẽ được hoàn chỉnh xong khoảng 1-3 tháng.

>>Xem thêm: Bật mí cách chọn hướng nhà theo tuổi hợp mệnh gia chủ

4. Thời gian xin giấy phép xây dựng nhà ở dân dụng?

Không kể thời gian gia chủ chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ thì theo luật hiện hành, thời gian xin cấp giấy phép được quy định như sau:

a, Trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới thì không quá 20 ngày sẽ nhận được giấy báo, khoảng 15 ngày làm việc đối với công trình nhà ở riêng lẻ tại đô thị và 10 ngày đối với nhà ở tại nông thôn, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

b, Trường hợp xin cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng thì không quá 10 ngày làm việc

Lưu ý: trong trường hợp đến hạn theo quy định ở điểm a và b nhưng vẫn cần thời gian xem xét thêm thì cơ quan cấp phép cần thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý và trực tiếp chỉ đạo.

5. Mất bao nhiêu thời gian để công trình được hoàn chỉnh?

3-4 tháng là khoảng thời gian cần thiết để thi công công trình từ phần thô đến hoàn chỉnh chi tiết. Song thông thường khi xây dựng, không chỉ có một đơn vị thi công đảm nhận mà họ phải phối hợp với một số đơn vị khác để hoàn thành các hạng mục. 

             Thời gian hoàn thiện toàn bộ chi tiết công trình có thể sẽ lâu hơn

Bởi vậy, thời gian hoàn thiện chi tiết có thể sẽ lâu hơn do các đơn vị phải chờ đợi nhau để hoàn thiện những công đoạn cuối cùng. Chẳng hạn khi nhà thầu thi công xong phần thô, phải ốp nhà vệ sinh trước, sau mới đóng thạch cao, quét sơn rồi mới có thể lát sàn nhà. Hoàn thành những khâu đó đơn vị lắp đặt mới bắt đầu hoàn thiện nhà vệ sinh, trang trí nội thất,... Theo kinh nghiệm thi công, thời gian dư dả để hoàn thiện một công trình rơi vào khoảng 6-8 tháng. Gia chủ hoàn toàn có thể hoàn thành nhà ở sớm hơn nếu sắp xếp các công việc hợp lý, không bị dàn trải thời gian

6. Mua vật liệu xây dựng ở đâu uy tín?

Với hơn 30 kinh nghiệm trong ngành sản xuất tôn, thép xây dựng, thương hiệu tôn Olympic, thép Vitek đã hoàn toàn mang đến cho khách hàng sự tin tưởng, với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, tính thẩm mỹ cao đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng hiện nay. 

               Nhà máy công ty Mỹ Việt hiện đại, tân tiến với dây chuyển sản xuất khép kín

Liên hệ Tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) hoặc Trung tâm bảo hành 1800 5777 86 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn, hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc một cách nhanh nhất khi bạn có nhu cầu mua nguyên vật liệu xây nhà chất lượng, giá thành hợp lý.

Trên đây là toàn bộ những câu hỏi thường gặp khi bắt đầu xây nhà mà tấm lợp Olympic đã tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong quá trình chuẩn bị xây dựng.

Tin tức khác