Mỗi mùa mưa bão đến, không ít mái tôn bị tốc, bung, thậm chí bị cuốn bay hoàn toàn, gây thiệt hại lớn về tài sản và an toàn cho con người. Vậy nguyên nhân do đâu? Thực tế cho thấy, phần lớn sự cố không đến từ chất lượng tôn mà từ lỗi trong quá trình lắp đặt và do thiếu các biện pháp gia cố phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giải thích vì sao mái tôn dễ bị tốc khi bão mạnh? 5 lỗi phổ biến khi lắp đặt và cách khắc phục để tăng độ bền vững, giúp mái tôn chống chọi hiệu quả hơn trong gió bão.
1. Nguyên nhân mái tôn dễ bị tốc khi bão mạnh
Mái tôn bị tốc khi bão mạnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho công trình cũng như tính mạng của con người. Nguyên nhân mái tôn bị tốc khi bão mạnh được xác định như sau:
Chênh lệch áp suất: Khi gió bão thổi qua, tốc độ gió trên mái tôn thường nhanh hơn tốc độ gió dưới mái, tạo ra sự chênh lệch áp suất. Áp suất cao hơn ở dưới mái sẽ tạo lực nâng, đẩy mái tôn lên và có thể làm tốc mái.
Đặc tính của tôn: Tôn là vật liệu nhẹ, dễ bị uốn cong và có khả năng chịu lực kém hơn so với các vật liệu khác như ngói hay bê tông.
Lắp đặt không đúng kỹ thuật: Nếu mái tôn không được lắp đặt chắc chắn, vít chặt vào khung nhà hoặc có khoảng cách giữa các vít quá lớn, gió bão có thể dễ dàng luồn vào và làm tốc mái.
Thiết kế mái: Mái nhà có hình dạng phức tạp, có nhiều góc cạnh, hoặc có diện tích mái lớn dễ tạo thành những túi hứng gió, làm tăng áp lực gió lên mái.
Tình trạng mái tôn: Mái tôn cũ, bị gỉ sét, hoặc có các vết nứt, lỗ hổng cũng dễ bị tốc hơn khi có gió bão.
Gió mạnh và kéo dài: Gió mạnh, đặc biệt là gió giật, kết hợp với việc thổi liên tục trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ tốc mái, đặc biệt là những mái tôn không được gia cố kỹ
Mái tôn tốc khi gặp bão mạnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
>> Xem thêm: Hướng dẫn thi công mái tôn chắc chắn, hạn chế tốc mái trong mùa giông lốc
2. 5 lỗi phổ biến khi lắp đặt và cách khắc phục
Mái tôn bị tốc khi bão mạnh thường không chỉ do yếu tố thời tiết mà còn bắt nguồn từ những lỗi thi công cơ bản trong quá trình lắp đặt. Dưới đây là 5 lỗi phổ biến và cách khắc phục được tamlopolympic.vn chia sẻ để mái tôn đạt độ bền vững cao, đảm bảo an toàn trong điều kiện gió bão.
2.1. Không sử dụng các loại nẹp chống bão
Nẹp chống bão (thanh L, Z, C) có tác dụng cố định mép tôn, ngăn gió luồn vào làm bật tấm tôn. Tuy nhiên, nhiều người bỏ qua bước này vì muốn tiết kiệm chi phí hoặc thiếu hiểu biết kỹ thuật. Điều này khiến mép mái – nơi chịu áp lực gió lớn nhất – trở thành điểm yếu dễ bị tốc.
Cách khắc phục: Luôn lắp nẹp chống bão ở các vị trí như mép mái, đỉnh mái, mái hiên. Sử dụng nẹp thép mạ kẽm có độ dày phù hợp và bắn vít chắc chắn vào khung kèo.
Sử dụng nẹp chống bão cho công trình mái tôn
2.2. Không cố định mái tôn vào khung xà gồ chắc chắn
Nếu tôn không được bắn đủ vít hoặc vít bị lỏng, khi gặp gió lớn sẽ bị rung lắc, dẫn đến bung ra. Đặc biệt, các vít kém chất lượng sẽ dễ gãy hoặc bị mục theo thời gian.
Cách khắc phục: Dùng vít chuyên dụng đầu dù có gioăng cao su chống thấm. Bắn vít ở phần đỉnh sóng (với mái tôn sóng tròn) và đảm bảo khoảng cách vít từ 30–50cm. Kiểm tra định kỳ, siết lại vít hoặc thay mới nếu có dấu hiệu lỏng lẻo.
Cố định mái tôn với xà gồ thật chắc chắn
2.3. Lỗi lắp đặt sai kỹ thuật
Một số lỗi phổ biến bao gồm: chồng mí tôn không đúng (quá ít hoặc lệch sóng), lắp không đúng chiều gió, không để độ dốc mái phù hợp. Các lỗi này khiến nước mưa thấm vào, tạo điểm yếu, đồng thời tăng lực cản gió, dễ gây tốc mái.
Cách khắc phục: Chồng mí tôn tối thiểu 1 sóng (tôn sóng tròn) hoặc 5cm (tôn giả ngói). Mái nên dốc từ 10 độ trở lên để thoát nước tốt. Thi công theo đúng hướng gió chủ đạo để giảm áp lực gió tác động trực diện.
Lắp đặt mái tôn cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật
2.4. Không sử dụng vật liệu chống thấm và keo chống thấm
Tại các điểm nối như tôn úp nóc, tôn hông, máng xối, nếu không sử dụng keo chống thấm hoặc vật liệu xử lý mối nối, nước mưa sẽ ngấm vào khung mái, gây gỉ sét, mục xà gồ – làm suy yếu toàn bộ kết cấu mái.
Cách khắc phục: Sử dụng keo silicon hoặc keo PU chống thấm chuyên dụng cho các vị trí mối nối, vít bắn tôn. Đảm bảo các phụ kiện (úp nóc, diềm, máng xối) được lắp khít, đúng chuẩn.
2.5. Không lựa chọn đúng loại tôn phù hợp với điều kiện thời tiết
Tôn mỏng, chất lượng kém hoặc chỉ dùng cho trang trí không thể chịu được sức gió lớn. Một số khu vực miền Trung, ven biển có bão mạnh đòi hỏi tôn có độ dày và độ bền cao hơn vùng bình thường.
Cách khắc phục: Chọn tôn mạ kẽm, mạ nhôm kẽm hoặc tôn cán sóng cao từ các thương hiệu uy tín. Với khu vực có gió mạnh, ưu tiên tôn dày từ 0.4–0.5mm trở lên, có lớp sơn bảo vệ và khả năng chịu lực tốt.
3. Bật mí cách chọn mua tôn chính hãng, vật liệu tiêu chuẩn
Để đảm bảo mái tôn có độ bền cao, chống chịu tốt với thời tiết khắc nghiệt, việc lựa chọn tôn chính hãng và vật liệu đạt tiêu chuẩn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Dưới đây là một số bí quyết được tamlopolympic.vn chia sẻ giúp bạn chọn mua đúng sản phẩm chất lượng:
- Chọn thương hiệu uy tín: Ưu tiên các nhà sản xuất lớn, có tên tuổi trên thị trường. Để đảm bảo mua được tôn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách bảo hành rõ ràng và giá thành hợp lý. Hiện nay, tôn Vitek là sản phẩm tôn lợp chất lượng cao đến từ thương hiệu Mỹ Việt – đơn vị có hơn 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất tôn thép tại Việt Nam. Với công nghệ mạ kẽm hiện đại, tôn Vitek sở hữu khả năng chống gỉ sét vượt trội, độ bền màu cao và khả năng chịu lực tốt, phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Ngoài ra, tôn Vitek còn đa dạng về mẫu mã, màu sắc và kiểu sóng như sóng vuông, sóng ngói, tôn lạnh, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và kỹ thuật của nhiều công trình từ dân dụng đến công nghiệp. Nhờ sự kết hợp giữa chất lượng ổn định và giá cả hợp lý, tôn Vitek ngày càng được ưa chuộng và tin dùng rộng rãi trên toàn quốc.
- Kiểm tra tem chống giả, logo dập nổi: Tôn chính hãng luôn có tem nhãn in rõ ràng thông tin về nhà sản xuất, độ dày, mã màu, loại sơn và mã sản phẩm. Một số thương hiệu còn dập nổi logo trên mặt tôn để xác minh nguồn gốc.
- Kiểm tra độ dày thực tế: Tôn đạt chuẩn thường có độ dày từ 0.3mm – 0.5mm trở lên. Nên yêu cầu cửa hàng đo bằng thiết bị chuyên dụng để tránh mua phải hàng mỏng, kém chất lượng.
- Chất liệu lớp mạ và sơn phủ: Ưu tiên tôn mạ kẽm hoặc mạ nhôm kẽm (Al-Zn) có lớp sơn tĩnh điện, sơn màu chống ăn mòn. Các lớp sơn này giúp mái tôn chống rỉ sét, giữ màu lâu và tăng tuổi thọ công trình.
- Mua tại đại lý phân phối chính thức: Để mua tôn Vitek chính hãng bạn có thể đến đại lý ủy quyền của nhà sản xuất, hoặc đặt hàng qua Tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) và trang thương mại điện tử https://store.myvietgroup.vn/ để tránh mua phải hàng trôi nổi hoặc hàng giả.
Lựa chọn Vitek chính hãng cho công trình hiện đại
Trên đây là chi tiết vì sao mái tôn dễ bị tốc khi bão mạnh? 5 lỗi phổ biến khi lắp đặt và cách khắc phục. Hy vọng qua đó sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp mái nhà của bạn không chỉ bền đẹp lâu dài mà còn an toàn khi gặp mưa bão.