Việc thực hiện các nghi lễ xây nhà đã được ông bà ta truyền lại từ bao đời với hy vọng mong cầu may mắn, tránh được những vận xui đến với gia chủ, giúp cho việc xây nhà cửa diễn ra một cách hoàn hảo, trọn vẹn. Vậy các nghi lễ trong xây nhà gồm những lễ nào? Cần chuẩn bị các đồ cúng trong lễ xây nhà như thế nào? Hãy cùng Tấm lợp Olympic theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết hơn nhé.
Danh mục nội dung |
1. Các nghi lễ trong xây dựng nhà cửa 2. Những vật phẩm cần chuẩn bị trong lễ xây nhà |
1. Các nghi lễ trong xây dựng nhà cửa
Người xưa thường có câu “đất có Thổ công, sông có Hà bá” vì thế mà việc thực hiện các nghi lễ trong xây nhà vô cùng quan trọng, nó như là một lời thông báo đến các vị thần linh về việc mảnh đất này sẽ được trưng dụng bởi gia chủ. Thực hiện các nghi lễ xây nhà còn bày tỏ mong muốn của gia chủ đến các vị thần linh đó là cầu mong việc xây dựng được diễn ra suôn sẻ, mong cầu điều may mắn sẽ đến.
Có khá nhiều nghi lễ trong xây dựng nhà cửa như lễ khởi công động thổ, lễ cất nóc, lễ cài sào, lễ nhập trạch, lễ làm cổng ngõ, lễ bình cơ, lễ định tàu, lễ ăn mừng nhà mới, lễ động sàng…Trong các nghi lễ ấy có ba nghi lễ là quan trọng nhất đó là: lễ động thổ, lễ cất nóc, lễ mừng nhà mới vì ba lễ này tượng trưng cho ba dấu mốc quan trọng trong xây dựng nhà cửa.
Có khá nhiều nghi lễ trong xây nhà nhưng ba lễ quan trọng nhất đó là lễ động thổ, cất nóc và tân gia
-
Lễ động thổ: với mong muốn thông báo bắt đầu việc khởi công xây dựng trên mảnh đất ấy.
-
Lễ cất nóc: cất nóc nhà giống như việc người mẹ giang tay ôm những đứa con vào lòng để bảo vệ, về mặt tâm linh là mong cầu các vị thần linh bảo hộ cho gia đạo, về mặt kỹ thuật xây dựng thì để bảo vệ ngôi nhà tránh những tác động bên ngoài.
-
Lễ tân gia: lễ ăn mừng hoàn thành ngôi nhà đã xây xong và gia chủ đã về nhà mới, lễ này được thực hiện để cầu gia đạo từ nay về sau được bình an, mạnh khỏe, công việc thuận lợi.
>>>Xem thêm: Chọn hướng xây nhà năm 2022
2. Những vật phẩm cần chuẩn bị trong lễ xây nhà
Để các nghi lễ được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, thể hiện được lòng thành tâm của gia chủ đối với các vị thần linh cũng như gia tiên thì nên chuẩn bị sẵn sàng những đồ cúng cần thiết theo từng nghi lễ.
2.1. Đồ cúng trong lễ động thổ
Tùy vào từng vùng miền cũng như hoàn cảnh gia đình không giống nhau nên sẽ có sự thay đổi, khác biệt trong mâm lễ cúng. Việc thay đổi này thì sẽ không ảnh hưởng đến ý nghĩa của buổi lễ vì sự thành tâm của gia chủ là quan trọng nhất. Dưới đây là một mâm lễ cúng động thổ thông thường:
-
Một bộ tam sên gồm: 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc.
-
Một con gà luộc, một đĩa xôi (hoặc bánh chưng).
-
Ba bát hoặc hũ nhỏ gồm: nước, gạo, muối.
-
Một mâm ngũ quả gồm 5 loại quả theo mùa, màu sắc bắt mắt, da dẻ căng bóng, không bị dập nát, thối.
-
Một đinh vàng hoa, năm lễ tiền vàng, năm cái oản đỏ.
-
Một bộ quần áo quan thần linh, mũ và hia đỏ, kiếm thì màu trắng.
-
Rượu, chè, thuốc lá, trầu cau.
2.2. Đồ cúng trong lễ cất nóc
Thông thường mâm cúng lễ cất nóc sẽ bao gồm: mâm hương hoa, mâm hoa quả, mâm cơm cúng. Chi tiết của từng mâm bạn có thể tham khảo dưới đây:
-
Mâm hương hoa gồm: chín bông hồng đỏ, trầu cau đã têm sẵn, một bao thuốc, một lạng chè, một bộ đinh vàng hoa, năm lễ tiền vàng, năm cái oản đỏ, một bộ quần áo quan thần linh, mũ hia màu đỏ, kiếm trắng, một đĩa muối, một đĩa gạo.
-
Mâm hoa quả gồm: chọn 3 hoặc 5 loại quả theo mùa, căng bóng, màu sắc bắt mắt, không bị dập nát.
-
Mâm cơm cúng gồm: một con heo quay hoặc một con gà trống luộc, một đĩa xôi hoặc bánh chưng, một chén nước, năm chén rượu, năm chén trà, một chút bánh kẹo.
2.3. Đồ cúng trong lễ tân gia
Đồ cúng trong lễ tân gia hay còn được gọi là lễ mừng nhà mới thông thường sẽ gồm những vật phẩm sau đây:
-
Một bộ tam sên: một miếng thịt luộc, ba quả trứng vịt luộc, ba con tôm luộc).
-
Một con gà luộc, một chén cháo.
-
Một đĩa xôi hoặc bánh chưng.
-
Một mâm ngũ quả gồm 5 loại quả tùy theo mùa, không bị dập nát, màu sắc bắt mắt.
-
Một bình hoa tươi: thường là hoa ly trắng hoặc hoa hồng đỏ.
-
Một cặp đèn cầy hoặc nến, hương nhang.
-
Ba miếng trầu cau đã được têm sẵn.
-
Ba chén gạo, muối.
-
Ba ly nước lọc, ba ly rượu, ba ly trà.
-
Một chút bánh kẹo.
Sẽ có sự thay đổi trong mâm cúng tùy vào kiểu lễ cúng, sự phù hợp từng vùng miền và hoàn cảnh gia đình.
>>>Xem thêm: Lễ nhập trạch và những thứ cần chuẩn bị cho lễ nhập trạch
3. Địa điểm cung cấp vật liệu xây dựng uy tín
Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu tốt cho công trình xây dựng cũng là một việc quan trọng giúp cho ngôi nhà được đảm bảo về mặt chất lượng cũng như là về mặt thẩm mỹ. Công ty TNHH Công nghiệp và Thương mại Mỹ Việt- một nhà cung cấp vật liệu uy tín cho khách hàng tham khảo, với kinh nghiệm dày dặn và tâm huyết với nghề cam kết với khách hàng chất lượng trong sản phẩm. Mỹ Việt cung cấp cho bạn vật liệu xây dựng cho công trình như thép ống - thép hộp, tôn lợp mái, tấm lợp lấy sáng thông minh… thiết bị vệ sinh và nhà bếp như bình nóng lạnh Olympic, máy nước nóng năng lượng mặt trời, vòi sen, bồn rửa…
Ống thép Vitek - một trong những sản phẩm uy tín chất lượng đến từ Mỹ Việt
Để biết thêm chi tiết hơn về các sản phẩm khách hàng có thể gọi đến TỔNG ĐÀI 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) hoặc liên hệ trực tiếp HOTLINE 1800 5777 86 (miễn phí cước gọi đến) để được tư vấn hỗ trợ nhiệt tình và đặt mua sản phẩm khi có nhu cầu.
Rất mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các đồ cúng trong lễ xây nhà và giúp bạn có thể chuẩn bị mọi thứ một cách hoàn hảo cho buổi lễ. Hãy tiếp tục theo dõi tamlopolympic.vn để đón đọc thêm các bài viết thú vị và bổ ích khác nhé.