Lễ cài sào

Lễ cài sào

Mỗi một nghi lễ trong xây dựng tại Việt Nam đều mang trong mình những ý nghĩa riêng và vô cùng quan trọng. Nhưng điều chung nhất trong mỗi nghi lễ đều là có sự ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, công việc, sức khỏe và con đường công danh của gia đình gia chủ. Hãy cùng tấm lợp Olympic tìm hiểu về lễ cài sào (lễ hoàn thành) trong xây dựng qua bài viết dưới đây nhé.

Danh mục nội dung

1. Lễ cài sào là gì?

2. Những thứ cần chuẩn bị cho lễ cài sào

   2.1. Chọn ngày lành tháng tốt

   2.2. Mâm cúng lễ 

   2.3. Chuẩn bị văn khấn lễ cài sào

3. Một vài lưu ý khi tổ chức lễ cài sào

1. Lễ cài sào là gì?

Lễ cài sào hay còn gọi là lễ hoàn thành, là một nghi lễ lâu đời tại Việt Nam được ông bà ta truyền lại. Đây là nghi lễ gần giống với lễ Tân gia ý nghĩa ăn mừng nhà mới đã hoàn thành và gia chủ cũng đã chính thức dọn vào nhà mới để sinh hoạt. Giữa buổi lễ, gia chủ phải gác cây thước tầm lên bên trong đỉnh mái nhà, tại gian nhà ở chính giữa nơi cao nhất, trang trọng nhất và cũng là nơi dễ kiểm tra và bảo vệ nhất.

Gia chủ gác cây thước tầm lên đỉnh gian nhà nơi cao nhất vào giữa buổi lễ cài sào

Gia chủ gác cây thước tầm lên đỉnh gian nhà nơi cao nhất vào giữa buổi lễ cài sào

Lễ cài sào được thực hiện với mong muốn các vị thần linh, tổ tiên phù hộ cho gia đạo được mạnh khỏe, an khang, may mắn khi chuyển vào sinh sống tại đó. Đồng thời, thực hiện lễ hoàn thành đúng cách để xua đuổi những vận khí xấu ra khỏi ngôi nhà mới của mình. Gia chủ có thể mời bạn bè họ hàng đến để tổ chức ăn uống vui chơi với gia đình trong ngày tổ chức lễ cài sào.

2. Những thứ cần chuẩn bị cho lễ cài sào

Để tránh gặp phải những sai sót không đáng có trong khi làm lễ cũng như là để thể  hiện được sự tôn kính, thành tâm của gia chủ đối với thần linh và tổ tiên thì nên chuẩn bị những thứ cần thiết cho lễ cúng cài sào một cách chu đáo và đầy đủ nhất:

2.1. Chọn ngày lành tháng tốt

Người xưa đã có câu “Có thờ có thiêng có kiêng có lành” nên vì vậy mà khi tổ chức bất cứ một nghi lễ nào cũng cần phải xem ngày giờ hoàng đạo để được thần linh phù hộ mang lại nhiều điều may mắn cho gia đạo cũng như là xua đuổi những điều xui xẻo ra khỏi ngôi nhà của gia chủ.

Theo quan niệm dân gian, có một số ngày giờ hoàng đạo phù hợp cho việc thực hiện lễ cài sào, một trong những nghi lễ trong xây nhà khá là quan trọng:

  • Tốc Hỷ: có ý nghĩa là niềm vui sẽ đến với gia đạo một cách nhanh chóng.

  • Đại An: cầu mong vạn sự bình an, tốt đẹp mọi việc thuận buồm xuôi gió.

  • Tiểu Cát: mong cầu sự may mắn và tài lộc cho gia đình.

Tùy vào mong muốn của gia đình gia chủ mà có thể lựa chọn một trong những ngày trên để tổ chức lễ cài sào. Ngoài ra, gia chủ có thể tham khảo thêm ý kiến của những người có lĩnh vực chuyên môn để lễ cúng diễn ra suôn sẻ thuận lợi.

Chọn những ngày lành làm lễ để mong cầu may mắn

Chọn những ngày lành làm lễ để mong cầu may mắn

2.2. Mâm cúng lễ 

Mâm lễ cúng theo thông lệ thường có ba phần đó là mâm lễ cúng hoa quả, mâm lễ hương hoa và mâm cơm cúng. Tùy theo từng vùng miền và hoàn cảnh gia đình sẽ có sự thay đổi trong mâm lễ sao cho phù hợp. Nhưng điều quan trọng nhất khi tổ chức nghi lễ đó chính là lòng thành của mỗi người, sẽ không có chuyện mâm cúng nhỏ thì được phù hộ ít mà mâm cúng lớn hoành tráng thì sẽ được ban phúc nhiều hơn.

  • Mâm cúng hoa quả

Mâm lễ cúng hoa quả thì không đòi hỏi quá cầu kỳ, có thể lựa chọn 5 loại hoa quả theo mùa miễn là hoa quả còn tươi, to tròn căng bóng, màu sắc bắt mắt và không bị thối cũng như dập nát.

Mâm ngũ quả cần lựa chọn những loại quả tươi, màu sắc bắt mắt, không dập nát

Mâm ngũ quả cần lựa chọn những loại quả tươi, màu sắc bắt mắt, không dập nát

  • Mâm cúng hương hoa

Thông thường thì mâm cúng hương hoa sẽ bao gồm:

   - Hoa tươi: nên dùng hoa cúc vàng hoặc hoa hồng và nhớ chọn số cành lẻ.

   - Nhang, một cặp nến hoặc đèn cầy.

   - Cau trầu đã được têm sẵn.

   - 3 chén hoặc hũ nhỏ đựng muối, gạo, nước.

   -  Vàng mã.

  • Mâm cơm cúng

Một mâm cơm cúng bao gồm:

   - Bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc hoặc cua luộc, 1 quả trứng vịt luộc).

   - Một con gà trống luộc hoặc heo quay.

   - Một đĩa xôi đậu hoặc xôi gấc.

   - Trà và rượu.

Mâm cúng lễ cài sào

Mâm cúng lễ cài sào

2.3. Chuẩn bị văn khấn lễ cài sào

Trước khi thực hiện lễ cúng, gia chủ phải lau dọn sạch sẽ bàn thờ cúng cũng như nơi bày lễ rồi sau đó bày mâm cúng lễ đã được chuẩn bị sẵn lên. khi giờ lành đến, gia chủ thắp nhang, châm tửu châm trà để bắt đầu buổi lễ và trình bày bài văn khấn.

Bài cúng lễ cài sào (lễ hoàn thành)

Bài cúng lễ cài sào (lễ hoàn thành)

>>>Xem thêm: Lễ khởi công động thổ

3. Một vài lưu ý khi tổ chức lễ cài sào

Bởi vì đây là một nghi thức tâm linh nên cần được diễn ra một cách trang trọng và thành tâm nhất, không được cười nói nô đùa và tránh để trẻ em vào khu vực làm lễ có thể dẫn đến việc làm đổ mâm cúng. Khi trình bày văn khấn thì cần đọc một cách mạch lạc, rõ ràng thành khẩn để bày tỏ được tâm ý với các vị thần linh và tổ tiên.

Rất mong rằng bài viết lễ cài sào (lễ hoàn thành) trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về một loại nghi lễ trong xây dựng.

Tin tức khác